logo
Share

Trang chủ

Tin tức

Ba mã không gian bạn nên mua khi giá vẫn giữ vững trong nhiều năm

Ba mã không gian bạn nên mua khi giá vẫn giữ vững trong nhiều năm

05 tháng 11 2022・ 08:13

• Các tài sản tình báo và công nghệ vệ tinh của Maxar mang lại cho công ty này một lợi thế cạnh tranh rất mạnh.

• Rocket Lab đứng đầu trong lĩnh vực chế tạo tên lửa tái tạo với doanh thu liên tục tăng.

• Virgin Galactic vẫn tiếp tục chuẩn bị đưa khách du lịch lên vũ trụ vào năm tới.

1, - Copy.jpg

Ba công ty có tiềm năng ngoại hạng này sẽ mang đến cho các nhà đầu tư cơ hội mua gom cổ phần với giá chiết khấu và đầu tư vào tương lai của ngành công nghiệp vũ trụ.

Những thách thức thị trường hiện tại tiếp tục khiến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trong nhiều ngành chủ chốt lao dốc, trong đó bao gồm cả cổ phiếu tăng trưởng và đầu cơ cho công nghệ tương lai. Morgan Stanley dự đoán doanh thu từ các ngành công nghiệp vũ trụ sẽ đạt hoặc vượt mức 1 nghìn tỷ USD vào năm 2040.

Các công ty lớn trong phân khúc vũ trụ như Maxar Technologies (MAXR -2,01%) Rocket Lab USA (RKLB 1,02%) và Virgin Galactic Holdings (SPCE 1,10%) đều vạch kế hoạch giành lấy thị phần trong một thị trường béo bở như thế này. Cả ba công ty đại chúng này đều hướng đến mục tiêu đạt lợi nhuận lâu dài trong cuộc đua không gian, từ đó có thể mang đến giá trị dài hạn cho những nhà đầu tư có sẵn vốn để mua bắt đáy ngay bây giờ.

Maxar: thiên nhãn

Maxar Technologies không chỉ phát triển các vệ tinh tình báo toàn cầu được Lầu Năm Góc và Google Maps của Alphabet sử dụng mà chính họ cũng vận hành chúng để cung cấp thông tin tình báo. Công ty này đã giành được một vị thế vững chắc trong cả hai lĩnh vực quan trọng có khả năng tăng trưởng song hành với ngành công nghiệp vũ trụ nói chung. Chính thế mạnh đó đã đưa họ lên dẫn trước một bước so với nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Giá cổ phiếu của công ty vệ tinh này đã có thời điểm tạm thời tăng cao khi khu vực Nga-Ukraine nổ ra bất ổn trong năm nay. Nhưng điều đó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và Maxar hiện đang ở gần mức trung bình của S&P 500, tức là giảm khoảng 20% ​​trong năm. Tuy nhiên, công ty vẫn khỏe về mặt tài chính, với nhiều dự án lớn đang được triển khai và dòng tiền hoạt động vượt 300 triệu USD cùng với 341 triệu USD thanh khoản dưới dạng tiền mặt.

Công ty hiện có giá trị vốn hóa thị trường là 2 tỷ USD, với doanh thu hàng quý cao hơn 438 triệu USD tính đến quý 2 năm 2022. Morgan Stanley cũng nhấn mạnh rằng chi phí phóng tên lửa có thể giảm tới 90% trong vài thập kỷ tới, qua đó giảm thiểu chi phí triển khai tên lửa của Maxar.

Rocket Lab: shipper không gian thời 4.0

Rocket Lab là cái tên hàng đầu khi nói đến các vụ phóng tên lửa “shipper” khi sở hữu loại tên lửa có thể tái sử dụng, mang lại lợi thế lớn trong việc triển khai vệ tinh. Những nhà đầu tư nào đang cần một công ty vận tải vũ trụ có khả năng vận chuyển hàng hóa ở hầu hết mọi kích thước thì có thể tìm đến Rocket Lab.

Khi dịch vụ hậu cần không gian phát triển, các vệ tinh không chỉ đơn giản là cần được phóng lên nữa. Chúng cần định vị chính xác và có khả năng quay lại vị trí cũ theo thời gian. Rocket Lab chuyên cung cấp tên lửa để phóng lên không gian, tàu vũ trụ để định vị và các hệ thống bổ sung. Công ty gần đây đã kỷ niệm lần phóng thứ 31 với hệ thống tên lửa tái sử dụng trọng tải nhỏ Electron, qua đó đưa 151 vệ tinh lên không gian kể từ khi thành lập.

Giá cổ phiếu Rocket Lab giảm nhiều hơn giá của Maxar trong năm qua. Công ty này đã giảm 60% trong vòng 12 tháng vừa rồi, dù Deutsche Bank đã điều chỉnh giá mục tiêu lên mức 15 USD vào đầu năm nay, cao hơn nhiều so với mức giá 5 USD hiện tại. Khi chi phí phóng tên lửa giảm xuống, lợi nhuận tính trên khoản gia tăng doanh số bán hàng cũng sẽ tăng lên. Tính đến đợt báo cáo tài chính quý 2, doanh thu của công ty tên lửa này đã tăng 392% so với cùng kỳ năm ngoái. Tên lửa tái sử dụng vẫn là trọng tâm cốt lõi trong bài toán giảm chi phí phóng và đó là thế mạnh vượt trội nhất của Rocket Lab.

1,.jpg

Virgin Galactic: du hành giữa các vì sao

Virgin Galactic có vẻ là gương mặt thân quen trong phân khúc “du hành giữa các vì sao”, nhưng với sự dày dạn trong ngành, điều đó chứng tỏ rằng công ty này có thể chịu được những thử thách và gian nan để tạo ra một thị trường ngách hoàn toàn mới trong ngành du lịch. Khoản tương đương tiền trị giá 1,1 tỷ USD sẽ có thể giúp họ tạo ra một hệ thống có thể mang đến doanh thu. Công ty dự kiến ​​sẽ tổ chức các chuyến bay thương mại đầu tiên vào quý 2 năm 2023, mà theo báo cáo tài chính quý hai cho thấy khi các chuyến du lịch bắt đầu được khai thác, doanh thu cũng sẽ tăng theo.

Trên thực tế, công ty du lịch vũ trụ của tỷ phú Richard Branson hiện không tạo ra doanh thu và điều đó đã thực sự được phản ánh vào mức giá thấp của cổ phiếu này, ngay cả khi lượng đặt chỗ đang tăng nhanh. Công ty này đã trải qua chu kỳ giảm giá sâu nhất cho đến nay, rớt từ hơn 20 USD một cổ phiếu xuống còn khoảng 5 USD, và mức đáy mới thấp hơn đến 75% so với mức giá một năm trước.

Có vẻ tương lai ngành du lịch vũ trụ trong thời kỳ suy thoái ảm đạm như thế này sẽ rất khó đoán. Nhưng Virgin Galactic vẫn tiếp tục đầu tư vào các dự án mới và trang bị tất cả các công cụ cần thiết để đưa con người đi du lịch ngoài quỹ đạo Trái Đất. Đó là một động thái đáng trân trọng. Mức định giá đã được chiết khấu của cổ phiếu Virgin Galactic hiện nay có thể sẽ trở nên hấp dẫn trong một vài năm tới khi khách du lịch đổ xô đi du ngoạn giữa các vì sao và cổ phiếu đầu cơ này cũng có thể thắng lớn hoặc cũng có thể cháy dần theo thời gian. 

Đăng Khoa - Theo fool.com

logo
Tất cả thông tin trên trang web của chúng tôi mang tính chất tham khảo tổng hợp, nhà đầu tư cần cân nhắc và tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi đầu tư của mình. Info Finance không chịu trách nhiệm về bất kỳ hành động nào của nhà đầu tư.
Chúng tôi hân hạnh hợp tác cùng
Hình ảnhHình ảnhHình ảnh

Social Media:

icon
icon
icon
icon
icon

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Hỗ trợ giải đáp/Tư vấn cho trader:

[email protected]

Hotline/Zalo/Telegram:

0969116052