Share
Trang chủ
Tin tức
Giá dầu hôm nay 4/1/2023
Giá dầu hôm nay 4/1/2023
15 tháng 9 2024・ 14:14
Giá dầu giảm tới 4% trong phiên giao dịch trái chiều ngày 4/1. Vàng đen chịu áp lực bởi dữ liệu nhu cầu yếu từ Trung Quốc, triển vọng kinh tế ảm đạm và đồng USD mạnh hơn.

Giới phân tích nhận định vàng đen ổn định hơn sau phiên giảm điểm trước đó. Thị trường đang chờ đợi những tín hiệu mới từ cuộc họp chính sách tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Giá dầu Brent giao tháng 3 tăng 6 xu lên 82,16 USD/thùng, tăng 0,1% lúc 8:23 giờ Việt Nam. Dầu thô Mỹ giảm 2 xu, tương đương 0,03%, xuống 76,91 USD/thùng.
Chính phủ Trung Quốc đã tăng hạn ngạch xuất khẩu đối với các sản phẩm dầu tinh chế trong đợt đầu tiên cho năm 2023. Các thương nhân cho rằng mức tăng này là do kỳ vọng nhu cầu trong nước kém khi nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới tiếp tục phải đương đầu với các ca nhiễm Covid-19.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã giảm trong tháng 12-2023 do các ca nhiễm Covid-19 gia tăng làm gián đoạn sản xuất và đè nặng lên nhu cầu sau khi Bắc Kinh gỡ bỏ phần lớn các biện pháp hạn chế dịch.
Triển vọng kinh tế càng ảm đạm hơn khi cuối tuần vừa qua, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết các nền kinh tế Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đều đang chậm lại, khiến nền kinh tế toàn cầu năm 2023 trở nên khó khăn hơn so với năm 2022.
Trong một diễn biến khác, đồng bạc xanh bất ngờ trỗi dậy, đạt mức tăng cao nhất trong hơn 2 tuần qua đã đẩy giá dầu “lao dốc không phanh”.
Về phía cung, tuần trước chính phủ Mỹ đã giải phóng 2,7 triệu thùng dầu từ kho dự trữ dầu chiến lược của mình, trong khi nhà máy lọc dầu lớn của Chevron Corp (CVX.N) Pascagoula, Mississippi, chuẩn bị nhận lô hàng dầu thô đầu tiên của Venezuela trong gần 4 năm.
Châu Âu chuẩn bị cho kịch bản nguồn cung năng lượng tiếp tục khan hiếm

Hàng triệu người châu Âu đang phải chấp nhận tắt bộ điều khiển nhiệt độ sau khi giá năng lượng tăng cao do ảnh hưởng của cuộc xung đột ở Ukraine. Nguồn cung khí đốt từ Nga cho châu Âu qua các đường ống dẫn khí giảm dần trong thời gian qua đang gây ra cuộc cạnh tranh về khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), khiến giá mặt hàng này tăng mạnh.
Nếu một số quốc gia như Pháp và Tây Ban Nha đã đặt ra mức giá trần khí đốt bán cho người tiêu dùng thì ở một số nước, trong đó có Bỉ, các nhà cung cấp đang đẩy giá lên cao, nhiều ít khác nhau. Giá khí đốt bán buôn ở châu Âu từng dao động rất ít, quanh mức 20 euro/MWh, nhưng trong năm nay giá đã tăng vọt lên 300 euro trước khi giảm xuống khoảng 100 euro.
Châu Âu từng lo ngại có thể rơi vào cảnh thiếu hụt khí đốt, kéo theo việc cắt giảm nguồn cung cho người tiêu dùng vào mùa Đông này, nhưng một mùa Thu ấm áp trước đó đã giúp người dân ở châu lục này không cần tới thiết bị sưởi ấm, qua đó phần nào tiết kiệm được năng lượng cho mùa Đông lạnh giá hiện nay.
Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), lượng khí đốt tiêu thụ ở Liên minh châu Âu (EU) trong thời gian từ tháng 8-11 vừa qua ít hơn 20% so với mức tiêu thụ trung bình trong cùng kỳ của giai đoạn từ năm 2017-2021.
Theo Hoa Nguyễn tổng hợp
Tin liên quan
Thị trường
18 tháng 3 2025
OECD Cắt Giảm Triển Vọng Kinh Tế Mỹ và Toàn Cầu Khi Thuế Quan Của Trump Gây Sức Ép Lên Tăng Trưởng
Thị trường
17 tháng 3 2025
17/03/2025 XAUUSD: Liên tục tăng giá!
Thị trường
17 tháng 3 2025
Phân tích biểu đồ: Dầu thô WTI (USOIL) đang kiểm tra vùng hỗ trợ quan trọng
Thị trường
17 tháng 3 2025
Thị trường châu Á - Thái Bình Dương tăng điểm sau khi Trung Quốc công bố kế hoạch thúc đẩy tiêu dùng
Thị trường
16 tháng 3 2025
VN-Index giữ sắc xanh mong manh, nhóm Vingroup nâng đỡ
Sàn giao dịch
15 tháng 3 2025
Xếp hạng những sàn giao dịch phổ biến tại Việt Nam
Sàn giao dịch
14 tháng 3 2025