Share
Trang chủ
Tin tức
Goldman Sachs mở rộng kinh doanh tiêu dùng: bạn có nên mua cổ phiếu?
Goldman Sachs mở rộng kinh doanh tiêu dùng: bạn có nên mua cổ phiếu?
28 tháng 7 2024・ 06:00
Sau khi thua lỗ hàng tỷ đô la, Goldman đang xoay trục hoạt động kinh doanh tiêu dùng của mình.
Điều kiện thị trường khắc nghiệt và biến động giá trị của nhiều loại tài sản đã khiến nhiều công ty phải suy nghĩ lại về chiến lược kinh doanh của mình. Các công ty đang trở nên khắt khe hơn với các bộ phận không có lãi trong hoạt động kinh doanh của họ. Goldman Sachs (GS) là ví dụ mới nhất.
Trong cuộc gọi thu nhập Q3, Goldman Sachs thông báo họ sẽ thu nhỏ quy mô các sản phẩm tiêu dùng của mình. Những sản phẩm này vốn là để thúc đẩy giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của Goldman – nhưng thay vào đó lại trở thành một lỗ đen hút tiền của công ty. Đối với Goldman Sachs, bây giờ là lúc để tổ chức lại và tập trung vào các sản phẩm sinh lợi tốt hơn. Sau đây là ý nghĩa của việc này đối với cổ phiếu.

Kế hoạch ngân hàng tiêu dùng đầy tham vọng của Goldman
Trong quá khứ, Goldman Sachs đã dựa hoàn toàn vào hoạt động kinh doanh ngân hàng đầu tư: giúp các công ty huy động tiền thông qua các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), chào bán nợ hoặc tư vấn cho các công ty về mua bán và sáp nhập (M&A).
Ngân hàng đầu tư là một lĩnh vực kinh doanh tuyệt vời khi các điều kiện thị trường phù hợp – như trong năm ngoái, khi hoạt động IPO và M&A sôi động đã mang lại doanh thu kỷ lục cho ngân hàng. Năm nay, do thị trường có nhiều biến động, các công ty do dự không muốn niêm yết cổ phiếu và thực hiện các thương vụ.
Goldman Sachs hiểu bản chất chu kỳ của hoạt động ngân hàng đầu tư và đã nỗ lực để đa dạng hóa các dòng doanh thu của mình thông qua các hoạt động kinh doanh khác. Một trong những hoạt động kinh doanh này là ngân hàng hướng đến người tiêu dùng, được gọi là Marcus.
Goldman đã dành nhiều năm – và hàng tỷ đô la – để xây dựng Marcus. Đầu tiên, họ đã mua lại nền tảng gửi tiền trực tuyến của General Electric Capital Bank vào năm 2016. Các động thái lớn khác bao gồm việc bổ sung danh mục thẻ tín dụng của General Motors với giá 2,5 tỷ USD vào năm 2020 và mua lại công ty dịch vụ mua ngay, trả sau (BNPL) GreenSky với giá 2,2 tỷ USD vào năm ngoái.
Marcus cùng ngân hàng đầu tư: lỗ chồng lỗ
Goldman đã xem hoạt động kinh doanh ngân hàng tiêu dùng như một con đường để đạt được lợi nhuận lớn hơn nhưng đã phải đối mặt với những khoản lỗ ngày càng lớn trong hành trình của mình. Hồi tháng 6, Bloomberg đã báo cáo đơn vị ngân hàng tiêu dùng lỗ 4 tỷ USD kể từ khi thành lập và đang trên đà lỗ thêm 1,2 tỷ USD nữa vào năm 2022.
Gần đây, khó khăn lớn nhất Goldman phải đối mặt là chi phí để thu hút khách hàng mới cho nền tảng của mình khi lãi suất tăng lên. Goldman có kế hoạch điều chỉnh Marcus từ một sản phẩm ngân hàng dành cho tất cả người tiêu dùng thành một sản phẩm ngân hàng nhắm vào những khách hàng giàu có hơn mà họ đã xây dựng được mối quan hệ thông qua hoạt động kinh doanh quản lý tài sản của mình. Theo CEO David Solomon, sự thay đổi này sẽ “cắt giảm đáng kể” chi phí thu hút khách hàng trong khi vẫn giúp ngân hàng phát huy hết thế mạnh của mình.
Goldman Sachs sẽ tổ chức lại hoạt động kinh doanh của mình từ bốn bộ phận thành ba bộ phận và sẽ chuyển Marcus vào bộ phận quản lý tài sản – cho phù hợp với kế hoạch thu hút các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
Trong khi đó, các mảng kinh doanh khác như thẻ tín dụng GreenSky, Apple, GM và mảng kinh doanh quản lý tiền mặt kỹ thuật số sẽ thuộc về một bộ phận mới có tên là Giải pháp nền tảng. Đây là lần tái tổ chức lớn thứ ba của ngân hàng đầu tư kể từ khi Solomon nhậm chức CEO vào năm 2018.
Không phải tất cả đều đã đổ sông đổ bể
Mặc dù hoạt động kinh doanh ngân hàng tiêu dùng đã không phát triển như mong đợi, có một điều rất đáng chú ý ở đây – Goldman đang có cơ sở tiền gửi mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Ngân hàng đang có hơn 15 triệu khách hàng, 110 tỷ USD tiền gửi, và 19 tỷ USD trong số dư thẻ và các khoản vay.
Theo Solomon, “rõ ràng là chúng tôi cần tiền gửi” sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và chúng “rất có giá trị”. Những khoản tiền gửi này mang lại cho Goldman một nguồn vốn ổn định hơn so với hoạt động kinh doanh trước năm 2008 và có thể giúp họ vượt qua tốt hơn những môi trường ngân hàng đầu tư khó khăn.
CEO David Solomon: thế giới phải đối mặt với “những thách thức lớn”
Ngân hàng đang cắt giảm các mảng kinh doanh ít sinh lời và tìm cách tiếp cận các khách hàng giàu có trong tay mình – động tác này sẽ giúp ngân hàng cắt giảm chi phí và cải thiện lợi nhuận. Tuy nhiên, lĩnh vực ngân hàng đầu tư vẫn sẽ gặp khó khăn trong năm nay khi các thương vụ IPO và M&A đã và đang giảm tốc. Doanh thu thuần của Goldman đã giảm 21% so với năm ngoái, trong khi thu nhập trên một cổ phiếu sau pha loãng giảm 45% trong chín tháng đầu năm.
Solomon đã nói với các nhà phân tích rằng thế giới phải đối mặt với “những thách thức lớn” do lạm phát cao, lãi suất tăng và bất ổn địa chính trị. Điều này có thể giải thích tại sao ngân hàng đang thắt lưng buộc bụng và tập trung nhiều hơn vào những gì mang lại kết quả. Mặc dù đây đúng là động thái chiến lược tốt nhất dành cho Goldman Sachs, nhà đầu tư có lẽ vẫn nên tránh mua cổ phiếu cho đến khi những thách thức trên giảm bớt và điều kiện kinh tế được cải thiện.
Huân Hà - theo fool
Tin liên quan
Thị trường
17 tháng 3 2025
17/03/2025 XAUUSD: Liên tục tăng giá!
Thị trường
17 tháng 3 2025
Phân tích biểu đồ: Dầu thô WTI (USOIL) đang kiểm tra vùng hỗ trợ quan trọng
Thị trường
17 tháng 3 2025
Thị trường châu Á - Thái Bình Dương tăng điểm sau khi Trung Quốc công bố kế hoạch thúc đẩy tiêu dùng
Thị trường
16 tháng 3 2025
VN-Index giữ sắc xanh mong manh, nhóm Vingroup nâng đỡ
Sàn giao dịch
15 tháng 3 2025
Xếp hạng những sàn giao dịch phổ biến tại Việt Nam
Sàn giao dịch
14 tháng 3 2025
InfoFinance chia sẻ những điều cần lưu ý trước khi đầu tư tài chính online
Thị trường
14 tháng 3 2025