logo
Share

Trang chủ

Tin tức

Kinh tế thế giới ngày 17/1/2023

Kinh tế thế giới ngày 17/1/2023

18 tháng 9 2024・ 03:56

Theo số liệu công bố ngày 17/1 của Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, kinh tế nước này tăng trưởng 3% trong năm 2022, một trong những mức thấp nhất trong 40 năm do đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản. 

Kinh tế Trung Quốc năm 2022 tăng trưởng ở mức thấp nhất kể từ năm 1976

4.1.jfif

Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2022 đạt 5,5%, mức đã thấp hơn nhiều so với con số của năm 2021, khi tăng trưởng GDP đạt 8%. 

Trong quý IV/2022, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, so với mức tăng 3,9% trong quý III. 

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đối mặt với những thách thức chưa từng vào cuối năm 2022, với xuất khẩu giảm trong tháng 12, do nhu cầu toàn cầu giảm và những hạn chế nhằm kiểm soát dịch COVID-19 đã gây trở ngại cho hoạt động kinh tế. 

Mức tăng trưởng của năm 2022 là thấp nhất kể từ năm 1976, khi GDP giảm 1,6% và không tính đến con số của năm 2020, sau khi đại dịch bùng phát tại Vũ Hán vào cuối năm 2019.

Theo số liệu vừa công bố, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 12/2022 tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh số bán lẻ giảm 1,8%. 

Đầu tư tài sản cố định tăng 5,1% trong năm ngoái và tỷ lệ thất nghiệp tại đô thị giảm xuống 5,5% trong tháng 12, so với mức 5,7% của tháng 11. 

Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ phục hồi lên mức 4,3% vào năm 2023.

Nước này vẫn đang đối mặt với số ca mắc COVID-19 tăng, gây quá tải cho các bệnh viện và gây áp lực lên nhân viên y tế.

Trong khi đó, các vấn đề của lĩnh vực bất động sản vẫn là trở ngại cho tăng trưởng kinh tế.

Đức tụt bốn bậc xếp hạng về địa điểm kinh doanh quốc tế

Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế châu Âu (ZEW), Đức tụt bốn bậc kể từ năm 2020 xuống vị trí thứ 18 trong số 21 địa điểm kinh doanh quốc tế được xếp hạng. 

Nghiên cứu cho thấy nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã phát triển tiêu cực về phương diện thuế, quy định và cơ sở hạ tầng và khó có thể theo kịp các địa điểm kinh doanh hàng đầu ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Scandinavia.

Theo nghiên cứu, lợi thế rõ ràng duy nhất của Đức là mức nợ của chính phủ và hộ gia đình tương đối thấp. Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) cho biết trong quý III/2022, nợ công của Đức thậm chí đã giảm 19 tỷ euro (20,5 tỷ USD) xuống 2.330 tỷ euro. 

Nghiên cứu cho rằng khả năng ứng phó của Đức trong các cuộc khủng hoảng chịu gánh nặng bởi một loạt quy định. Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay nên được coi là "cơ hội để đảo ngược hướng đi của đất nước".

Sau khi Nga không còn là nhà cung cấp năng lượng quan trọng nhất vào năm ngoái, Đức đã nhanh chóng tìm kiếm các thỏa thuận cung cấp mới khi các kho cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) được xây dựng ở Biển Bắc để tạo cơ sở hạ tầng cần thiết.

Trong quá trình này, các thủ tục phê duyệt đã được "rút ngắn đáng kể" và các nhà máy mới đã được xây dựng trong thời gian ngắn. Thủ tướng Đức Olaf Scholz, người có mặt trong lễ khánh thành kho cảng LNG đầu tiên, cũng ca ngợi việc cung cấp nhanh chóng các cơ sở vật chất và nói rằng đây là tốc độ mới của Đức trong việc thúc đẩy cơ sở hạ tầng.

Niềm tin kinh doanh ở Canada tiếp tục sụt giảm

Ngân hàng trung ương Canada vừa cho biết niềm tin kinh doanh tiếp tục sụt giảm ở nước này.

BoC đã công bố kết quả Khảo sát triển vọng kinh doanh quý IV/2022 (BOS) và khảo sát nhanh với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ tháng 10/2022 đến tháng 1/2023 trước quyết định tăng lãi suất đầu tiên của năm 2023 sẽ diễn ra vào tuần tới.

Lãi suất tăng đang làm giảm kỳ vọng doanh thu và kế hoạch đầu tư của các công ty. Các công ty cũng cho rằng triển vọng nhu cầu yếu với lạm phát cao làm xói mòn sức chi tiêu của người tiêu dùng và có khả năng xảy ra suy thoái. BoC cho biết số doanh nghiệp cho rằng doanh thu bán hàng của họ sẽ giảm. 
Kết quả hầu hết các câu hỏi khảo sát dùng để tính chỉ số BOS đều giảm. Chỉ số BOS đã giảm trong quý IV/2022 xuống gần bằng 0. BoC cho biết mức này thấp hơn một chút so với con số trung bình của 10 năm qua, cho thấy niềm tin kinh doanh có phần kém hơn bình thường.
Theo cuộc khảo sát, trong khi hầu hết các công ty dự đoán Canada sẽ rơi vào suy thoái trong vòng 12 tháng tới, thì phần lớn các công ty đó cho rằng suy thoái sẽ ở mức độ nhẹ. Hiện nay họ không thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào đối với hoạt động của mình để đề phòng suy thoái kinh tế có thể xảy ra. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đang thắt chặt ngân sách hoặc tạm dừng mở rộng.

Hầu hết các doanh nghiệp đều thấy nguyên nhân suy thoái kinh tế là do lãi suất tăng và giá cả tăng cao làm giảm khả năng chi tiêu của các hộ gia đình.

BoC đã thực hiện các đợt tăng lãi suất tổng cộng 400 điểm cơ bản trong năm 2022. Các nhà phân tích thị trường dự kiến BoC sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào ngày 25/1.

Đại đa số CEO nhận định tăng trưởng của kinh tế toàn cầu sẽ giảm trong 12 tháng tới

Theo khảo sát của PricewaterhouseCoopers (PwC), một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, được công bố ngày 16/1 tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra ở Davos, Thụy Sỹ, đại đa số (73%) các giám đốc điều hành (CEO) nhận định tăng trưởng của kinh tế toàn cầu sẽ giảm trong 12 tháng tới.

Khảo sát được thực hiện với 4.410 CEO tại 105 quốc gia và khu vực trong hai tháng 10 và 11/2022 cũng cho thấy có 40% các CEO cho rằng lạm phát là rủi ro chính của kinh tế toàn cầu, trong khi 31% chọn biến động kinh tế vĩ mô và 25% cho là xung đột địa chính trị. 

Theo Chủ tịch toàn cầu của PwC, Bob Moritz, kinh tế biến động, lạm phát cao kỷ lục nhiều thập kỷ và xung đột địa chính trị khiến các CEO bi quan chưa từng có trong hơn một thập kỷ. Các CEO trên toàn cầu đang đánh giá lại mô hình hoạt động và cắt giảm chi phí, nhưng vẫn tiếp tục đặt con người là trung tâm dù có những sức ép như vậy. Nhu cầu của người tiêu dùng và các quy định thay đổi, tình trạng thiếu lao động và sự gián đoạn về công nghệ là những thách thức lớn cho lợi nhuận của doanh nghiệp trong dài hạn.

Có 40% các CEO không tin rằng công ty của họ sẽ tồn tại được trong 10 năm nếu không có sự chuyển đổi lớn.

Khảo sát được công bố sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế tuần trước nhận định 2023 sẽ tiếp tục là một năm khó khăn, nhưng giữ nguyên dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu ở mức 2,7%.

Theo Vương Linh tổng hợp

logo
Tất cả thông tin trên trang web của chúng tôi mang tính chất tham khảo tổng hợp, nhà đầu tư cần cân nhắc và tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi đầu tư của mình. Info Finance không chịu trách nhiệm về bất kỳ hành động nào của nhà đầu tư.
Chúng tôi hân hạnh hợp tác cùng
Hình ảnhHình ảnhHình ảnh

Social Media:

icon
icon
icon
icon
icon

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Hỗ trợ giải đáp/Tư vấn cho trader:

[email protected]

Hotline/Zalo/Telegram:

0969116052