Share
Trang chủ
Tin tức
Kinh tế thế giới ngày 19/1/2023
Kinh tế thế giới ngày 19/1/2023
20 tháng 8 2024・ 02:55
Ngày 19/1, Trung Quốc công bố Sách Trắng về phát triển xanh trong kỷ nguyên mới, đề cập việc nước này thành lập một hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên kiểu mới nhằm thúc đẩy nỗ lực bảo tồn môi trường sinh thái.
Trung Quốc công bố Sách Trắng về phát triển xanh
Sách Trắng do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc công bố, theo đó, nước này đang phát triển một hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên lấy các công viên quốc gia làm trung tâm, các khu bảo tồn thiên nhiên và các công viên tự nhiên làm vùng đệm. Cho đến nay, Trung Quốc đã thành lập 5 công viên quốc gia đầu tiên để đưa vào hệ thống khu bảo tồn kiểu mới.
Sách Trắng nêu rõ Trung Quốc đang đạt được tiến bộ trong việc xây dựng công viên quốc gia ở những khu vực có ý nghĩa quan trọng về môi trường. Tính đến cuối năm 2021, nước này đã thành lập gần 10.000 khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều loại hình và cấp độ khác nhau. Ngoài ra, Trung Quốc cũng thiết lập các "ranh giới đỏ" để đảm bảo an ninh môi trường sinh thái quốc gia. Hơn 30% diện tích đất của Trung Quốc, bao gồm cả các khu bảo tồn được tích hợp và tối ưu hóa, hiện được bảo vệ bên trong các "ranh giới đỏ" này.
Tỷ lệ che phủ rừng và trữ lượng rừng của Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng 30 năm liên tiếp, đưa nước này trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng tài nguyên rừng cao nhất và diện tích rừng nhân tạo lớn nhất.
Sách Trắng cho biết Trung Quốc cũng là quốc gia đầu tiên ghi nhận mức suy thoái đất ròng bằng 0, các khu vực sa mạc hóa và cát hóa của nước này đều đang thu hẹp và điều này đang giúp thế giới đạt được mục tiêu toàn cầu là đưa mức suy thoái đất ròng về 0 vào năm 2030.
Trung Quốc cũng tăng tốc xây dựng mạng lưới giao thông xanh, trong đó ưu tiên tối ưu hóa cơ cấu tiêu thụ năng lượng. Theo đó, nước này đã đẩy nhanh việc xây dựng các tuyến đường sắt đặc biệt, thúc đẩy chuyển đổi vận tải hàng hóa từ đường bộ sang đường sắt và đường thủy, đồng thời khuyến khích vận tải đa phương thức. Năm 2021, khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt và đường thủy chiếm 24,56% tổng khối lượng ở Trung Quốc, tăng 3,85 điểm phần trăm so với năm 2012.
Trung Quốc cũng đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh của các phương tiện giao thông. Sách Trắng cho biết vào cuối năm 2021, số lượng phương tiện sử dụng năng lượng mới đã đăng ký của Trung Quốc đạt 7,84 triệu chiếc, chiếm khoảng một nửa trên toàn cầu.
Garner: Doanh thu chip toàn cầu chỉ tăng 1,1% vào năm 2022
Một báo cáo công bố hôm 19/1 cho thấy doanh thu của ngành bán dẫn toàn cầu trong năm 2022 chỉ tăng khoảng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó lĩnh vực chip nhớ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo công ty nghiên cứu công nghệ Gartner, doanh thu chip trên toàn thế giới ước tính tăng 1,1% lên 601,7 tỷ USD vào năm 2022, giảm đáng kể so với mức tăng trưởng 26,3% của năm trước đó.
Mặc dù năm 2022 có một khởi đầu tương đối tốt do tình trạng thiếu hụt chip kéo dài, Gartner cho biết sang nửa cuối năm, nền kinh tế toàn cầu bắt đầu chậm lại do lạm phát cao, lãi suất tăng, chi phí năng lượng leo thang và dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở Trung Quốc. Các sự kiện này đã ảnh hưởng đến nhiều chuỗi cung ứng trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng bắt đầu giảm chi tiêu, với nhu cầu về máy tính cá nhân (PC) và điện thoại thông minh (smartphone) giảm. Sau đó, đến lượt các doanh nghiệp bắt đầu giảm chi tiêu với dự đoán về khả năng xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành chất bán dẫn nói chung.
Báo cáo cho hay lĩnh vực chip nhớ bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong năm 2022. Doanh thu chip nhớ toàn cầu đã giảm 10% so năm 2021, chủ yếu do các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) bắt đầu cạn kiệt lượng chip nhớ họ đã dự trữ để đáp ứng nhu cầu tăng.
Samsung Electronics Co. đứng đầu danh sách nhà sản xuất chip toàn cầu khi tính theo doanh thu và chiếm 10,9% thị phần. Tuy nhiên, doanh thu tưừ mảng sản xuất chip của họ đã giảm 10,4% so với năm 2021, chủ yếu do doanh số bán giảm.
Theo sau Samsung là Intel Corp. với 9,7% thị phần, SK hynix Inc. với 6,0% thị phần và Qualcomm với 5,8% thị phần toàn cầu.
"Big Tech" đối mặt triển vọng lợi nhuận ảm đạm
Theo giới phân tích, với mong muốn củng cố lợi nhuận và xoa dịu mối lo ngại của nhà đầu tư vào thời điểm doanh số bán hàng tăng trưởng chậm lại, các công ty công nghệ lớn của Mỹ dự kiến sẽ giảm bớt lực lượng lao động cồng kềnh và chi phí trong vài tháng tới, đảo ngược tình trạng "phình to" thái quá trong thời kỳ đại dịch.
Tuy nhiên, mỗi công ty trong số năm "đại gia" công nghệ lớn nhất của Mỹ (Big Tech) dự kiến sẽ báo cáo lợi nhuận giảm trong khoảng thời gian từ tháng 10-12/2022, trong bối cảnh họ cố gắng hiệu chỉnh lại hoạt động trong môi trường lãi suất cao. Chủ sở hữu của Facebook là Meta Platforms Inc và Amazon.com Inc dự kiến sẽ báo cáo mức giảm lợi nhuận lớn nhất.
Các nhà phân tích đã cắt giảm dự báo tổng doanh thu của năm công ty - Meta, Amazon, Apple Inc, Alphabet Inc và Microsoft Corp - khoảng 5% xuống còn 561,4 tỷ USD vào tháng 1/2023 so với mức đưa ra hồi tháng 10/2022.
Ông Siddharth Singhai, Giám đốc đầu tư của công ty quản lý đầu tư Ironhold Capital, cho hay ông không mong đợi tin tốt từ Big Tech trong giai đoạn tiếp theo, ít nhất là trong ba quý tới. Vị chuyên gia cũng dự kiến các công ty sẽ tiến hành nhiều đợt sa thải hơn.
Trung bình năm công ty đã tăng số lượng nhân viên của họ thêm 45% vào năm 2020 và 20,5% vào năm 2021. Trong số đó, Apple tuyển dụng ở mức khiêm tốn nhất.
Nhà phân tích Dan Ives của công ty quản lý tài sản Wedbush dự báo số lượng nhân viên trong lĩnh vực công nghệ sẽ bị cắt giảm thêm 5% đến 10%, vì nhiều công ty trong số này đã phung phí chi tiêu quá mức.
Amazon dự kiến sẽ báo cáo thu nhập giảm 38% và doanh thu tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong hơn 22 năm. Công ty đã bắt đầu dần thông báo cho nhân viên vào thứ Tư (18/1) rằng họ có bị sa thải như một phần trong quyết định cắt giảm 18.000 việc làm hay không.
Meta - bên đã quyết định cắt giảm 11.000 việc làm vào tháng 11 năm ngoái - có thể chứng kiến lợi nhuận giảm 42% và kéo dài chuỗi giảm sang quý thứ năm liên tiếp. Doanh thu của công ty cũng có khả năng giảm 7% - mức tồi tệ nhất từ trước đến nay.
Microsoft cho biết, vào thứ Tư tuần này rằng họ sẽ loại bỏ 10.000 vị trí, ảnh hưởng đến khoảng 5% nhân viên của tập đoàn. Các nhà phân tích dưự kiến Microsoft sẽ báo cáo doanh thu tăng 2,4%, tốc độ chậm nhất trong khoảng 24 quý, còn lợi nhuận dự kiến sẽ giảm 9%.
Doanh thu của Apple dự kiến sẽ giảm lần đầu tiên sau 15 quý, do nhà cung cấp chính của họ là Foxconn phải đối mặt với nhiều gián đoạn tại nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất ở Trung Quốc vì tình trạng bất ổn liên quan đến các lệnh hạn chế phòng dịch COVID-19.
Tăng trưởng doanh thu tại Alphabet (công ty mẹ của Google) - tập đoàn đang giảm tốc quá trình tuyển dụng và thực hiện "điều chỉnh định hướng" để cắt giảm chi phí - cũng dự kiến sẽ ở mức chậm nhất trong 10 quý.
Theo Vương Linh tổng hợp
Tin liên quan
Thị trường
17 tháng 3 2025
17/03/2025 XAUUSD: Liên tục tăng giá!
Thị trường
17 tháng 3 2025
Phân tích biểu đồ: Dầu thô WTI (USOIL) đang kiểm tra vùng hỗ trợ quan trọng
Thị trường
17 tháng 3 2025
Thị trường châu Á - Thái Bình Dương tăng điểm sau khi Trung Quốc công bố kế hoạch thúc đẩy tiêu dùng
Thị trường
16 tháng 3 2025
VN-Index giữ sắc xanh mong manh, nhóm Vingroup nâng đỡ
Sàn giao dịch
15 tháng 3 2025
Xếp hạng những sàn giao dịch phổ biến tại Việt Nam
Sàn giao dịch
14 tháng 3 2025
InfoFinance chia sẻ những điều cần lưu ý trước khi đầu tư tài chính online
Thị trường
14 tháng 3 2025