logo
Share

Trang chủ

Tin tức

Ba mã metaverse nên mua 2022: Microsoft, Alphabet, Qualcomm

Ba mã metaverse nên mua 2022: Microsoft, Alphabet, Qualcomm

16 tháng 8 2024・ 08:31

Ba ông lớn công nghệ không coi metaverse là điều hiển nhiên.

Năm 2022 đã mang đến cho nhà đầu tư vô số thất vọng trong bối cảnh thị trường gấu tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-09. Metaverse và các công ty đang nỗ lực cho ra đời công nghệ này là một trong những nỗi thất vọng lớn nhất của năm 2022 khi nhiều cổ phiếu metaverse đã mất một phần giá trị lớn đáng kể trong năm nay.

Có thể thấy rõ ràng nhà đầu tư đã cắt giảm bớt kỳ vọng của họ đối với lĩnh vực này. Tuy nhiên, metaverse sẽ không biến mất, và các điểm sáng có nhiều khả năng sẽ xuất hiện, dẫn đến sự phục hồi ở một mức độ nào đó. Với triển vọng này, Microsoft (MSFT), Qualcomm (QCOM) và Alphabet (GOOGL) (GOOG) là ba cái tên sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi đó.

Hãy cùng tìm hiểu thêm một chút về ba cổ phiếu metaverse này và lý do tại sao chúng có thể là những cổ phiếu đáng mua ngay từ bây giờ và trong năm 2023.

1x-1 (1) - Copy.jpg

1. Microsoft

Microsoft đã phát triển thành một người khổng lồ công nghệ với hiện diện trong các lĩnh vực PC, gaming và đám mây. Và giờ đây, metaverse là một trong những lĩnh vực mà công ty muốn mở rộng phạm vi tiếp cận. Để làm được việc đó, Microsoft đã hợp tác với Meta Platforms (META) để cung cấp trải nghiệm nhập vai thông qua phần mềm Microsoft Teams. Một sản phẩm mới có tên là Mesh sẽ tích hợp Teams với tai nghe Oculus của Meta để mang lại trải nghiệm nhập vai cho người dùng.

Thêm vào đó, Microsoft cũng đã làm việc để tích hợp metaverse vào các ứng dụng khác, bao gồm cả gaming. Dựa trên hệ sinh thái Xbox của mình, công ty đang làm việc để mua lại công ty phát triển game khổng lồ Activision Blizzard, cho phép Microsoft tham gia vào metaverse thông qua gaming.

Công ty có đủ khả năng để thực hiện các khoản đầu tư như vậy. Microsoft đã báo cáo con số thanh khoản hơn 107 tỷ USD vào cuối Q1 năm tài chính 2023 (kết thúc vào ngày 30 tháng 9). Và với dòng tiền tự do khoảng 17 tỷ USD trong quý gần nhất, những khoản đầu tư như vậy sẽ có thể tiếp tục.

Trong bối cảnh thị trường gấu, cổ phiếu Microsoft đã mất khoảng 1/4 giá trị trong năm qua. Nhưng sụt giảm đó cũng đã đẩy hệ số P/E của cổ phiếu giảm xuống dưới 27 lần, gần với mức định giá thấp nhất kể từ đầu năm 2020. Sụt giảm định giá này (nhiều khả năng là tạm thời) có thể đang mở ra cơ hội để mua cổ phiếu công nghệ vững chắc này với mức chiết khấu tương đối.

2. Qualcomm

Nhà đầu tư từ lâu đã biết đến Qualcomm với tư cách là công ty cung cấp chipset hàng đầu cho điện thoại thông minh. Trong khi tiếp tục dẫn đầu thị trường đó, Qualcomm cũng đang đầu tư mạnh vào metaverse.

Đầu tiên, Qualcomm đang cung cấp chip cho tai nghe Oculus VR hàng đầu thị trường của Meta Platform. Công ty bán dẫn cũng đã thành lập quỹ Snapdragon Metaverse trị giá 100 triệu USD để thúc đẩy các ứng dụng thực tế mở rộng (XR). Mặc dù không ai có thể dự đoán liệu những sáng kiến như vậy có thành công hay không, hoặc mức độ thành công là như thế nào, quỹ này có thể giúp biến Qualcomm thành một công ty metaverse lớn.

Bất chấp tiềm năng này, sụt giảm chi tiêu của người tiêu dùng và sự phụ thuộc rất lớn của công ty vào Trung Quốc đã đè nặng lên cổ phiếu. Thêm vào đó, mối quan hệ với Oculus đã kết nối chặt chẽ vận mệnh của công ty với Meta; và công ty mẹ của Facebook cho đến nay vẫn chưa khiến nhà đầu tư ấn tượng với các khoản đầu tư vào metaverse của mình.

Nhà đầu tư nên nhớ rằng, ngay cả khi gặp phải những thách thức trong metaverse và những nơi khác, Qualcomm vẫn có thể xoay sở để tạo ra dòng tiền tự do gần 7 tỷ USD trong năm tài chính 2022 (kết thúc vào ngày 25 tháng 9). Và con số đó vẫn chưa bao gồm hơn 6 tỷ USD mà họ đang nắm giữ trong thanh khoản.

Mặc dù cổ phiếu Qualcomm đã mất 1/3 giá trị trong năm nay, nhà đầu tư sẽ phải vật lộn để tìm một cổ phiếu metaverse có giá trị hợp lý hơn. Hiện tại, cổ phiếu đang được bán với giá chỉ bằng 11 lần thu nhập, một mức định giá có thể sẽ còn rẻ hơn nữa khi chi tiêu của người tiêu dùng tăng trở lại.

3. Alphabet

Nhà đầu tư biết đến Alphabet, công ty mẹ của Google, nhờ công cụ tìm kiếm và vai trò tiên phong của họ trong quảng cáo kỹ thuật số. Alphabet cũng đang trở thành một công ty đám mây ngày càng quan trọng trong những năm gần đây thông qua Google Cloud. Ông lớn công nghệ đang xây dựng một con đường dẫn đến siêu dữ liệu. Họ đã tìm cách tạo ra trải nghiệm nhập vai hơn thông qua máy tính và đã thực hiện nhiều nỗ lực khác nhau để phát triển kính thông minh.

Trong số những khả năng này là Project Starline, công nghệ có thể mô phỏng những người tham dự cuộc họp từ xa như đang ngồi đối diện với nhau. Công ty cũng cung cấp chế độ xem nhập vai Immersive View, hoạt động với Street View trên Google Maps và có thể bắt chước trải nghiệm của một người dùng đang khám phá một địa điểm ở xa như thể họ đang thực sự ở đó.

Alphabet không công bố độc lập bất kỳ kết quả tài chính nào liên quan trực tiếp đến metaverse. Tuy nhiên, công ty đã nắm giữ hơn 116 tỷ USD thanh khoản tính đến cuối Q3/2022. họ cũng tạo ra hơn 16 tỷ USD dòng tiền tự do trong Q3. Nguồn lực này giúp định vị công ty để tài trợ cho các khoản đầu tư metaverse nhiều hơn nữa, bất kể nền kinh tế hay lãi suất diễn biến ra sao.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của Alphabet vẫn đang không ngừng chậm lại và gây áp lực lên cổ phiếu. Cổ phiếu Alphabet đã mất khoảng 30% giá trị trong năm vừa rồi. Tuy nhiên, hệ số P/E dưới 20 lần đang ở gần mức thấp nhất trong nhiều năm. Khi công ty gia tăng vai trò của mình trong metaverse, cả giá cổ phiếu và hệ số P/E đều sẽ tăng lên. Vì lý do này, Alphabet là một cổ phiếu bạn có thể mua ngay không cần suy nghĩ.

Huân Hà - Theo fool.com

logo
Tất cả thông tin trên trang web của chúng tôi mang tính chất tham khảo tổng hợp, nhà đầu tư cần cân nhắc và tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi đầu tư của mình. Info Finance không chịu trách nhiệm về bất kỳ hành động nào của nhà đầu tư.
Chúng tôi hân hạnh hợp tác cùng
Hình ảnhHình ảnhHình ảnh

Social Media:

icon
icon
icon
icon
icon

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Hỗ trợ giải đáp/Tư vấn cho trader:

[email protected]

Hotline/Zalo/Telegram:

0969116052