logo
Share

Trang chủ

Tin tức

USD/JPY đi ngang trong tuần

USD/JPY đi ngang trong tuần

25 tháng 9 2024・ 14:36

Sau đợt biến động dữ dội vào tuần trước, USD/JPY về cơ bản đã đi ngang trong tuần này. Cặp tiền này hiện đang ở một ngã rẽ quan trọng: nếu giá phá qua mức kháng cự quan trọng mà USD/JPY đang test thì xu hướng tăng có khả năng sẽ trỗi dậy trở lại. Còn trong trường hợp giá phá thủng mức thấp nhất của tuần này thì có thể USD/JPY sẽ giảm nhiều hơn trong ngắn hạn.

4.png.jpg

Biểu đồ hàng ngày USD/JPY

3 - Copy.jpg

Đà giảm của USD/JPY đã chững lại sau khi giá chạm mức thấp nhất trong 10 tuần qua ở ngưỡng 137,70 vào hôm thứ Ba. USD/JPY đang dao động gần vùng đệm trên đường xu hướng nằm ngang nối dài từ tháng 7, ở khoảng 139,50 và vị trí này cũng nằm sát đường trung bình động 89 ngày. Cho đến nay, vẫn chưa rõ liệu USD/JPY có thể giảm xuống 137,00-138,00 trước khi thiết lập mức sàn để bật lên một ngưỡng khác cao hơn hay không. Đó là bởi vì không ai biết chắc liệu diễn biến tạm dừng trượt giá trong tuần này có phải là dấu hiệu báo trước cho nhịp đảo chiều về sau hay nhịp giảm tiếp theo hay không.

Để kịch bản tăng diễn ra, USD/JPY cần phải vượt qua mức kháng cự ngắn hạn ở mức đỉnh ngày thứ Hai là 140,80. Nhịp phá vỡ này có thể mở ra cơ hội tăng lên 142,80-143,00, và có thể lên đến 145,00-145,90.

Biểu đồ 4 giờ USD/JPY

3.jpg

Cho đến khi USD/JPY phá vỡ trên ngưỡng 140,80, có thể vẫn còn quá sớm để kết luận rằng USD/JPY đã tạo đáy. Nghĩa là, nguy cơ giá giảm xuống đường trung bình động 200 ngày (hiện tại là khoảng 133,35) sẽ vẫn còn rình rập. 

Kể từ đầu năm nay, đồng bạc xanh tăng khoảng 22% so với đồng yen, 13% so với đồng euro và 6% so với các đồng tiền tại thị trường mới nổi.Theo các nhà kinh tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trước đà tăng của đồng USD, chính sách ứng phó của các quốc gia nên tập trung vào những yếu tố gây ra biến động tỷ giá và các dấu hiệu gián đoạn của thị trường. 

Đối với nhiều quốc gia đang nỗ lực kiềm chế lạm phát, sự suy yếu của đồng nội tệ so với đồng USD đã khiến cuộc chiến chống lạm phát trở nên khó khăn hơn. Sức ép đặc biệt nặng nề tại các thị trường mới nổi, do sự phụ thuộc vào hoạt động nhập khẩu.

Để kiềm chế đà tăng phi mã của lạm phát, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đẩy nhanh lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ. Cú sốc lớn do xung đột Nga-Ukraine là động lực chính thứ hai đằng sau sức mạnh của đồng USD. Các nhà kinh tế của IMF nhấn mạnh chính sách tài khóa nên được sử dụng để hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất mà không gây bất lợi cho các mục tiêu lạm phát.

Theo Hoa Nguyễn tổng hợp

 

logo
Tất cả thông tin trên trang web của chúng tôi mang tính chất tham khảo tổng hợp, nhà đầu tư cần cân nhắc và tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi đầu tư của mình. Info Finance không chịu trách nhiệm về bất kỳ hành động nào của nhà đầu tư.
Chúng tôi hân hạnh hợp tác cùng
Hình ảnhHình ảnhHình ảnh

Social Media:

icon
icon
icon
icon
icon

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Hỗ trợ giải đáp/Tư vấn cho trader:

[email protected]

Hotline/Zalo/Telegram:

0969116052