logo
Share

Trang chủ

Tin tức

Cách khai thác lệnh Trailing Stop giúp quản lý rủi ro hiệu quả

Cách khai thác lệnh Trailing Stop giúp quản lý rủi ro hiệu quả

06 tháng 9 2024・ 10:11

Trong giao dịch, lệnh Trailing Stop đã trở thành một công cụ hữu ích cho các nhà đầu tư. Giúp họ duy trì lợi nhuận và giảm thiểu tổn thất. Lệnh này hoạt động bằng cách tự động điều chỉnh mức cắt lỗ theo sự biến động của thị trường. Nó giúp bạn bảo vệ lợi nhuận khi thị trường đi lên và giảm thiểu rủi ro khi xu hướng thay đổi. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng InfoFX tìm hiểu thật kỹ về Trailing Stop. 

Lệnh Trailing Stop là gì?

Lệnh Trailing Stop là một dạng lệnh cắt lỗ tự động, luôn di chuyển theo hướng có lợi của thị trường. Khác với lệnh thông thường, Trailing Stop không cố định tại một điểm mà thay đổi theo biến động giá để bảo vệ lợi nhuận của bạn.

Cụ thể, khi bạn thực hiện lệnh Buy kèm theo Trailing Stop, nếu giá thị trường tăng, lệnh Trailing Stop sẽ tự động di chuyển lên theo tỷ lệ Pip tương ứng. Tương tự, với lệnh Sell, khi giá giảm, lệnh Trailing Stop sẽ tự động điều chỉnh xuống. Điều này giúp bạn khóa lợi nhuận khi thị trường biến động có lợi.

trailingstop-hinh1
Định nghĩa lệnh Trailing Stop là gì?

Nếu giá đột ngột quay đầu và đi ngược lại với hướng bạn đã chọn, Trailing Stop sẽ giữ nguyên vị trí để hạn chế rủi ro. Trailing Stop cũng được chia thành hai loại chính: Trailing Stop Buy và Trailing Stop Sell.

  • Trailing Stop Buy: là lệnh được sử dụng để mua tài sản ở mức giá thấp nhất trong một xu hướng giảm, nhằm tối ưu hóa lợi nhuận khi giá tăng trở lại. Lệnh này phù hợp khi bạn dự đoán giá sẽ phục hồi hoặc muốn đóng vị thế bán ở mức giá tốt nhất.
  • Trailing Stop Sell: là lệnh được dùng để bán tài sản ở mức giá cao nhất trong một xu hướng tăng, giúp tối đa hóa lợi nhuận khi giá bắt đầu giảm. Lệnh này thích hợp khi bạn muốn mở vị thế bán với hy vọng giá sẽ giảm hoặc muốn đóng vị thế mua hiện có tại mức giá cao nhất.

Những ưu điểm và hạn chế của lệnh Trailing Stop

Lệnh Trailing Stop mặc dù rất được thu hút, nhưng lệnh này cũng có ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể:

trailingstop-hinh2
Những ưu và nhược điểm của lệnh Trailing Stop

Ưu điểm

  • Tối đa hóa lợi nhuận: Trailing Stop giúp nhà đầu tư giữ lại lợi nhuận khi giá tiếp tục tăng, nhờ vào việc tự động điều chỉnh theo biến động giá.
  • Bảo vệ vốn: Lệnh này giúp bảo vệ lợi nhuận đã đạt được, đồng thời giảm thiểu rủi ro khi thị trường đảo chiều đột ngột.
  • Tiện lợi: Nhà đầu tư không cần theo dõi thị trường liên tục. Vì lệnh Trailing Stop hoạt động tự động theo các thiết lập ban đầu.

Nhược điểm

  • Kích hoạt không mong muốn: Trong các giai đoạn thị trường biến động mạnh, lệnh Trailing Stop có thể bị kích hoạt quá sớm. Dẫn đến việc mua hoặc bán tài sản không theo ý muốn.
  • Hiệu quả phụ thuộc vào thị trường: Nếu thị trường không có xu hướng rõ ràng, lệnh Trailing Stop có thể không mang lại kết quả như mong đợi.
  • Hạn chế sự linh hoạt: Khi thị trường biến động mạnh, nhà đầu tư có thể gặp khó khăn trong việc ứng biến.
  • Vấn đề trượt giá và giãn Spread: Khi thị trường có thanh khoản kém, việc trượt giá và giãn Spread có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của lệnh Trailing Stop.

Chiến lược giao dịch với lệnh Trailing Stop

Lệnh Trailing Stop có thể mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải lúc nào việc sử dụng cũng đảm bảo thành công hoặc mang lại kết quả tối ưu. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo.

trailingstop-hinh3
Chiến lược giao dịch hiệu quả với lệnh Trailing Stop

Áp dụng tại vùng hỗ trợ - kháng cự

Việc sử dụng lệnh Trailing Stop dựa trên các mức hỗ trợ và kháng cự là một chiến lược giao dịch hiệu quả. Nhà đầu tư có thể xác định các đỉnh và đáy của xu hướng dựa trên các mức hỗ trợ và kháng cự. Lệnh cắt lỗ di động sẽ được đặt tại những điểm tương ứng với các đỉnh hoặc đáy đó.

Nếu việc xác định đỉnh và đáy của xu hướng gặp khó khăn, bạn có thể đặt lệnh Trailing Stop ngay tại các mức hỗ trợ và kháng cự. Khi mở lệnh Buy hoặc Sell, lệnh cắt lỗ di động sẽ được đặt tại mức kháng cự hoặc hỗ trợ phù hợp với hướng giao dịch.

Trailing Stop với mức chịu được rủi ro

Trong chiến lược này, nhà đầu tư cần xác định mức độ rủi ro tối đa mà họ có thể chấp nhận (R). Sau đó, các mốc Trailing như R1, R2,... sẽ được thiết lập dựa trên mức rủi ro này.

Trong trường hợp thị trường có biến động lớn, nhà đầu tư có thể xem xét việc sử dụng Trailing Stop từ mốc R2 trở lên để bảo vệ lợi nhuận. Ngược lại, nếu thị trường ít biến động, nhà đầu tư có thể đặt Trailing Stop gần với mức hòa vốn.

Đặt lệnh Trailing Stop Loss ở X - nến

Trong chiến lược này, nhà đầu tư sẽ sử dụng mức giá cao nhất và thấp nhất của cây nến trước đó để thiết lập giá trị cho lệnh cắt lỗ di động. Nhà đầu tư có thể điều chỉnh lệnh phù hợp dựa vào các tín hiệu thị trường hoặc mục tiêu giao dịch dài hạn hay ngắn hạn.

Cắt lỗ tại trung bình động

Nhà đầu tư có thể sử dụng các đường trung bình động để thiết lập các mức Trailing Stop. Tùy thuộc vào chiến lược giao dịch dài hạn hay ngắn hạn, bạn có thể điều chỉnh khoảng thời gian của đường trung bình động để phù hợp với mục tiêu đầu tư của mình.

Kết luận

Tóm lại, lệnh Trailing Stop là một công cụ quan trọng trong quản lý rủi ro. Nó giúp các nhà đầu tư bảo vệ lợi nhuận và giảm thiểu thua lỗ hiệu quả. Với chiến lược hợp lý và việc áp dụng đúng cách, bạn có thể nâng cao khả năng giao dịch của mình và đạt được những kết quả bền vững trong đầu tư. InfoFX chúc các bạn giao dịch thuận lợi.

Thu Hà

Miễn trừ trách nhiệm Infofinance.com:

Tất cả thông tin trên trang web của chúng tôi mang tính chất tham khảo tổng hợp, nhà đầu tư cần cân nhắc và tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi đầu tư của mình. Info Finance không chịu trách nhiệm về bất kỳ hành động nào của nhà đầu tư.
logo
Tất cả thông tin trên trang web của chúng tôi mang tính chất tham khảo tổng hợp, nhà đầu tư cần cân nhắc và tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi đầu tư của mình. Info Finance không chịu trách nhiệm về bất kỳ hành động nào của nhà đầu tư.
🏠 Địa chỉ liên hệ

1 đường số 10, phường Thảo Điền, quận 2, TP. Hồ Chí Minh

🤝 Liên hệ hợp tác
📞 Hotline