Share
Trang chủ
Tin tức
Đưa cổ phiếu Microsoft lên bàn cân vào những ngày đầu năm 2023
Đưa cổ phiếu Microsoft lên bàn cân vào những ngày đầu năm 2023
02 tháng 7 2024・ 09:21
Cổ phiếu Microsoft đã sẵn sàng cho tăng trưởng dài hạn.
Microsoft (MSFT), công ty đại chúng lớn thứ ba trên thế giới tính theo giá trị vốn hóa thị trường, đã không tránh khỏi giai đoạn suy yếu định hình thị trường chứng khoán trong năm 2022. Cổ phiếu của công ty đã mất hơn 28% giá trị trong năm 2022 – tốt hơn so với mức giảm 36% từ tháng 1 đến đầu tháng 11.
Tuy nhiên, ở mức giá hiện tại và với một hoạt động kinh doanh được xây dựng để chống chọi với các điều kiện kinh tế vĩ mô khó khăn, Microsoft là một cổ phiếu đáng mua trong năm 2023. Sau đây là lý do tại sao.
Microsoft đang chia tách và chinh phục các thị trường với sự đa dạng của mình
Microsoft đã làm rất tốt việc tạo ra một hệ sinh thái mà rất ít công ty công nghệ có thể cạnh tranh được. Bên cạnh thực tế con số doanh thu 198,3 tỷ USD trong năm tài chính 2022 (tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái) nhiều hơn cả Intel, IBM và Cisco Systems cộng lại, điều thực sự ấn tượng là mức độ đa dạng của các nguồn doanh thu của Microsoft.
Doanh thu (hàng năm) của Microsoft, Intel, IBM và Cisco. Dữ liệu theo Ycharts
Dưới đây là doanh thu năm tài chính 2022 của Microsoft theo phân khúc:
- Sản phẩm máy chủ và dịch vụ đám mây: 34%
- Sản phẩm và dịch vụ văn phòng: 23%
- Windows: 12%
- Gaming: 8%
- LinkedIn: 7%
- Quảng cáo tìm kiếm: 6%
- Thiết bị phần cứng: 4%
- Dịch vụ doanh nghiệp: 4%
- Khác: 2%
Để so sánh, iPhone chiếm hơn một nửa doanh thu năm tài chính 2022 của Apple và quảng cáo của Google chiếm hơn 78% doanh thu của Alphabet. Khi những sản phẩm và dịch vụ đó kinh doanh tốt, các công ty tương ứng cũng vậy. Nhưng điều ngược lại cũng có thể xảy ra. May mắn thay, Microsoft không phải chịu xu hướng tương tự. Công ty cũng có “bánh mì và bơ” của mình – như Office và dịch vụ đám mây Azure – nhưng thành công tổng thể của họ không phụ thuộc quá nhiều vào quá ít sản phẩm hoặc dịch vụ.
Đừng bỏ qua biên lợi nhuận
Biên lợi nhuận gộp của một công ty là số tiền còn lại từ việc bán hàng sau khi trừ đi giá vốn hàng bán (COGS). Để tìm biên lợi nhuận gộp, chúng ta trừ giá vốn hàng bán ra khỏi doanh thu rồi chia hiệu số đó cho doanh thu. Ví dụ: nếu doanh thu của một công ty là 10 tỷ USD và giá vốn hàng bán là 4 tỷ USD thì biên lợi nhuận gộp của công ty đó sẽ là 60% (10 tỷ USD trừ 4 tỷ USD, chia cho 10 tỷ USD).
Lợi thế của Microsoft so với một số đối thủ cạnh tranh là phần mềm chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh thu. Và vì phần mềm có xu hướng đi kèm với giá vốn hàng bán thấp hơn – vì bạn không phải trả tiền để sản xuất từng mặt hàng riêng lẻ như với các sản phẩm vật lý – Microsoft có biên lợi nhuận gộp cao hơn các công ty công nghệ lớn khác.
Biên lợi nhuận gộp của Microsoft, Alphabet, Apple. Dữ liệu theo Ycharts
Biên lợi nhuận gộp rất quan trọng vì nó cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty trong tương lai. Nó cũng giúp một công ty thu được lợi nhuận từ ít doanh thu hơn trong trường hợp chi tiêu giảm tốc. Điều này có thể xảy ra trong tương lai gần nếu dự đoán của các chuyên gia là chính xác. Đây là một vấn đề thách thức hơn đối với các công ty như Apple, vốn phụ thuộc rất nhiều vào các sản phẩm phần cứng.
Đám mây đang tăng trưởng
Nhu cầu cơ sở hạ tầng và dịch vụ đám mây sẽ tiếp tục tăng lên khi chúng ta tiến tới một thế giới thống trị bởi kỹ thuật số. Thị trường điện toán đám mây toàn cầu có định giá hơn 405,6 tỷ USD vào năm 2021. Đến năm 2022, thị trường này được ước tính đạt hơn 480 tỷ USD. Và đến năm 2029, thị trường được ước tính sẽ vượt qua ngưỡng 1,7 nghìn tỷ USD. Vì vậy, chúng ta vẫn chỉ đang ở giai đoạn tăng trưởng đầu tiên của đám mây.
Azure của Microsoft là dịch vụ đám mây công cộng lớn thứ hai tính theo thị phần, chỉ sau Amazon Web Services (AWS). AWS dẫn đầu đáng kể với 34% thị phần, nhưng Azure cũng thoải mái ở vị trí thứ hai với 21% – cao hơn 10 điểm phần trăm so với công ty lớn thứ ba là Google Cloud.
Trong năm tài chính 2022, doanh thu của Azure đã tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái và là công cụ kiếm tiền lớn thứ hai của Microsoft tính theo sản phẩm, chỉ sau bộ phần mềm Office. Danh mục này chắc chắn sẽ là động lực tăng trưởng của Microsoft trong tương lai gần. Trong số 30,2 tỷ USD doanh thu tăng thêm trong năm tài chính 2022, Azure đã đóng góp 13,5 tỷ USD. Khi lĩnh vực đám mây mở rộng, không có lý do gì để tin rằng Azure sẽ không phát triển ở mức tương đương, nếu không muốn nói là nhanh hơn.
Khách hàng doanh nghiệp
Một phần thường bị bỏ qua trong hoạt động kinh doanh của Microsoft là những khách hàng doanh nghiệp của họ. Vô số công ty trên toàn cầu dựa vào các sản phẩm và dịch vụ của Microsoft. Với các dịch vụ đám mây, phần mềm Office và nền tảng tuyển dụng LinkedIn, ông lớn phần mềm đã bám rễ sâu vào hoạt động hàng ngày của nhiều công ty. Điều này không thể giúp công ty miễn nhiễm hoàn toàn với suy thoái kinh tế nhưng cũng giúp họ chống lại suy thoái kinh tế tốt hơn so với các công ty phụ thuộc hoàn toàn vào người tiêu dùng.
Nền kinh tế có thể khiến người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, nhưng nhờ các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu mà Microsoft cung cấp, công ty sẽ vượt qua cơn bão tương đối bình yên. Mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi trở nên tốt hơn đối với cổ phiếu Microsoft. Nhưng ở mức giá hiện tại, có vẻ như đã đến lúc bắt đầu (hoặc mở rộng) vị thế của bạn trong công ty này.
Huân Hà - theo fool
Tin liên quan
06 tháng 12 2024
CHIA SẺ TỪ NHÀ ĐẦU TƯ: RỦI RO KHI GIAO DỊCH TẠI SÀN TRADE4YOU
14 tháng 11 2024
Cảnh báo: Cân nhắc trước khi đầu tư vào Sàn giao dịch HFM
12 tháng 11 2024
Bùng Nổ Khuyến Mãi Tháng 11 từ MH Markets: Tiền Thưởng Giao Dịch, Hoàn Tiền Cực Hấp Dẫn và Quà Tặng Công Nghệ Đỉnh Cao!
07 tháng 11 2024
MH Markets: Lựa Chọn Uy Tín cho Nhà Đầu Tư Ngoại Hối và Vàng
01 tháng 11 2024
ĐỘI NGŨ IB SÀN GFS CÓ ĐÁNG TIN?
28 tháng 10 2024