Share
Trang chủ
Tin tức
Dầu thô tăng lên trước áp lực nguồn cung thay thế
Dầu thô tăng lên trước áp lực nguồn cung thay thế
08 tháng 8 2024・ 03:39
Trong phiên giao dịch ngày 15 tháng 9, giá dầu tăng lên trước áp lực từ nguồn cung. Khảo sát mới đây cho thấy có tới gần 70% người dân trên thế giới ủng hộ năng lượng tái tạo để bù đắp cho nguồn cung thiếu hụt hiện nay. Bên cạnh đó, thị trường cũng tập trung vào các báo cáo về mức tiêu thụ dầu kỷ lục đã củng cố quan điểm rằng nhu cầu tại quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn thứ hai thế giới này.
Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 65 xu, tương đương 0,7%, lên 94,35 USD vào lúc 13h30 giờ Việt Nam, trong khi dầu thô WTI của Mỹ tăng 67 xu, cũng 0,7%, ở mức 90,83 USD.
Cả hai điểm chuẩn đều tăng khoảng 4% so với một tuần trước.
Sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong tháng 8, cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang bắt đầu ổn định sau nhiều tháng vấp ngã.
Dữ liệu từ Cục Quốc gia công bố hôm thứ Sáu cũng cho thấy công suất chế biến của nhà máy lọc dầu đã tăng lên mức kỷ lục 64,69 triệu tấn trong tháng 8, tăng 19,6% so với một năm trước đó và tương đương 15,23 triệu thùng mỗi ngày (bpd).
Sản lượng tinh chế tăng lên do các nhà chế biến Trung Quốc duy trì tốc độ hoạt động cao để đáp ứng nhu cầu đi lại trong mùa hè và tận dụng lợi nhuận tăng cường để xuất khẩu sang người tiêu dùng châu Á.
Nhà phân tích Edward Moya: “Rất nhiều niềm tin đang đặt cược vào vàng đen và kỳ vọng đây sẽ là những giao dịch triển vọng tại Phố Wall. Theo OANDA, thị trường vẫn thắt chặt trong quý 4 sau khi OPEC+ tiếp tục gia hạn nguồn cung”.
Trong khi đó, một khảo sát mới đây cho biết, 68% người được hỏi ủng hộ năng lượng mặt trời để thay thế nguồn cung thiếu hụt hiện nay.
Cụ thể, hơn 2/3 dân số thế giới ủng hộ năng lượng mặt trời, gấp 5 lần so với nhiên liệu hóa thạch.
Đây là kết quả từ cuộc khảo sát do Glocalities thực hiện phối hợp với các nhóm vận động Công dân toàn cầu và Sáng kiến Hiệp ước không phổ biến vũ khí hóa thạch, dựa trên các cuộc phỏng vấn với hơn 21.000 người ở 21 quốc gia từ tháng 1 đến tháng 6.
Các quốc gia bao gồm Úc, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Ý, Mexico, Nam Phi, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.
Cuộc khảo sát cho thấy, với 68% ủng hộ, năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng phổ biến nhất, tiếp theo là gió (54%), thủy điện (35%) và hạt nhân (24%), chỉ có 14% số người được hỏi cho biết họ thích nhiên liệu hóa thạch.
Cuộc thăm dò của Glocalities một lần nữa cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ đối với năng lượng tái tạo ở Châu Âu và Mỹ. Eurobarometer mới nhất của EU từ tháng 5 đến tháng 6 cho thấy 85% người châu Âu ủng hộ "đầu tư ồ ạt" vào năng lượng tái tạo, như năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
Một cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew từ đầu năm 2022, trước thời điểm giá năng lượng toàn cầu tăng vọt sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga, cho thấy 69% người Mỹ trưởng thành ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng thay thế như gió và mặt trời hơn là mở rộng sản xuất dầu, than và khí đốt tự nhiên, giảm từ 79% hai năm trước đó.
Tại Mỹ, cuộc thăm dò của Glocalities cho thấy, năng lượng mặt trời cũng là nguồn năng lượng được ưa chuộng nhất với 58%, trong khi nhiên liệu hóa thạch được ủng hộ 24%, vượt xa mức trung bình trên toàn cầu.
Theo Michael Sheldrick, đồng sáng lập và Giám đốc Chính sách, Tác động và Các vấn đề Chính phủ tại Global Citizen, nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm 77% mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu vào năm 2022.
Ông nhận định: “‘Khoảng cách giữa sản lượng và kỳ vọng nêu bật một nghịch lý đáng lo ngại: mặc dù công chúng ủng hộ mạnh mẽ năng lượng tái tạo nhưng việc sản xuất nhiên liệu hóa thạch vẫn phổ biến”.
Ông nói thêm: “Bất kể đảng phái chính trị hay nhân khẩu học, đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa, năng lượng mặt trời nổi lên như nguồn năng lượng ưa thích của thế giới…điều này cho thấy rằng tồn tại một nền tảng chung nơi các chương trình nghị sự chính trị có thể phù hợp với nhu cầu rõ ràng của người dân”.
Báo cáo Đánh giá Thống kê Năng lượng Thế giới gần đây nhất cho biết, nhu cầu năng lượng toàn cầu đã tăng 1% trong năm ngoái và mức tăng trưởng kỷ lục của năng lượng tái tạo không làm thay đổi được sự thống trị của nhiên liệu hóa thạch.
Các nhà khoa học cho biết thế giới cần cắt giảm khoảng 43% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 so với mức của năm 2019 để có hy vọng đáp ứng mục tiêu của Thỏa thuận Paris quốc tế về giữ nhiệt độ ấm lên dưới 2 độ C so với mức tiền công nghiệp.
Cũng liên quan tới nguồn năng lượng gió ngoài khơi của Mỹ, Tổng thống Joe Biden đặt mục tiêu triển khai 30.000 megawatt gió ngoài khơi dọc bờ biển trong thập kỷ này để chống biến đổi khí hậu có thể không đạt được do chi phí tăng cao và sự chậm trễ của chuỗi cung ứng.
Mục tiêu năm 2030 này, được công bố ngay sau khi Biden nhậm chức, là trọng tâm trong kế hoạch lớn hơn của Biden nhằm hướng tới nền kinh tế Mỹ không cacbon vào năm 2050. Mục tiêu này cũng rất quan trọng đối với định hướng của các bang Đông Bắc hy vọng gió sẽ giúp họ tránh xa điện đốt nhiên liệu hóa thạch.
Kris Ohleth, giám đốc Sáng kiến đặc biệt về gió ngoài khơi, cho biết: “Điều đó có nghĩa là sẽ có những tiến bộ vượt trội đối với công nghệ này và mang lại những điều tuyệt vời cho đất nước chúng ta hoặc là cho ngành công nghiệp. Tuy nhiên, quy mô mà tổng thống ước đạt vào năm 2030 có vẻ như khó đạt được.”
Hoa Nguyễn-Theo reuters
Tin liên quan
01 tháng 11 2024
ĐỘI NGŨ IB SÀN GFS CÓ ĐÁNG TIN?
28 tháng 10 2024
CPT Markets – Sàn Giao Dịch Có Dấu Hiệu Là Sàn Ăn Cháy.
22 tháng 10 2024
Cảnh Báo: VerboCapital – Sàn Giao Dịch Forex Có Dấu Hiệu Lừa Đảo
18 tháng 10 2024
VÉN MÀN CÁC CHIÊU TRÒ “LỪA ĐẢO” NHÀ ĐẦU TƯ ATFX
26 tháng 9 2024
IVY MARKETS - GIAO DỊCH TRÊN MỌI THỊ TRƯỜNG VỚI NỀN TẢNG ỔN ĐỊNH VÀ UY TÍN HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI
Sàn giao dịch
25 tháng 9 2024
JPPro : 5 Thói Quen Xấu Nhà Giao Dịch Nên Từ Bỏ
Thị trường
25 tháng 9 2024