Share
Trang chủ
Tin tức
Các giao dịch forex không phụ thuộc các chỉ báo
Các giao dịch forex không phụ thuộc các chỉ báo
07 tháng 11 2022・ 13:36
Thông thường, để bắt đầu giao dịch các trader forex cần cập nhật từ tin tức đến những yếu tố phân tích cơ bản, đọc các bài báo cũng như báo cáo liên quan đến tiền tệ, sử dụng phân tích kỹ thuật với tất cả các loại chỉ báo có sẵn. Nếu muốn tránh những bước này thì vẫn có một phương án khác dành cho bạn là giao dịch theo hành động giá. Đây là một phương pháp đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể sử dụng để giao dịch thành công. Theo cách này, bạn không cần phải nắm vững các yếu tố cơ bản hay các chỉ báo mà chỉ cần tập trung hoàn toàn vào những gì hành động giá đang thể hiện.
Hành động giá biểu thị các chuyển động của thị trường thông qua các mô hình biểu đồ, thanh nến và các đường xu hướng. Các mô hình được hình thành là kết quả của cách cộng đồng trader chuyên nghiệp phán đoán về các tình huống cụ thể, hay nói cách khác là nhận thức tập thể đã tạo nên các mô hình này trên biểu đồ giá. Mỗi mô hình mang ý nghĩa riêng và các trader nắm vững các mô hình này sẽ sử dụng chúng để giao dịch thành công.
Các công cụ giao dịch theo hành động giá
Xác định các mức hỗ trợ và kháng cự
Hỗ trợ và kháng cự là các thuộc tính thường được nhắc tới trong phân tích kỹ thuật và được biết đến rộng rãi trong cộng đồng trader toàn cầu. Mức hỗ trợ có xu hướng hoạt động như một rào cản với hành động giá. Đó sẽ là nơi mà hành động giá có thể tạm dừng và hầu hết các trader cá nhân sẽ vào lệnh mua trong vùng hỗ trợ. Các mức hỗ trợ chủ yếu dựa theo trí nhớ của các trader, khi mà họ luôn kiểm tra lịch sử dữ liệu giá để tìm ra mốc hỗ trợ quan trọng. Đây là các mức mà giá phản hồi lần cuối cùng và bằng cách sử dụng mức đó, họ đặt lệnh mua với kỳ vọng giá đảo chiều. Hành động giá càng gần với mức hỗ trợ, lượng cầu sẽ càng lớn. Hãy luôn tìm kiếm các mức hỗ trợ quan trọng trên biểu đồ giá để thực hiện giao dịch. Các mức hỗ trợ chủ yếu là nơi mà xu hướng đã đảo chiều trong quá khứ ở các khung thời gian cao hơn.
Trong khi đó, các mức kháng cự lại được sử dụng để thực hiện các giao dịch bán. Đường kháng cự sẽ đóng vai trò là một rào cản đối với xu hướng tăng. Đó là mức mà tất cả các trader vào lệnh bán trong quá khứ. Khung thời gian càng cao thì vùng kháng cự càng mạnh. Biểu đồ 60 phút hoặc 4 giờ không đủ sức mạnh để đảo ngược xu hướng; trong khi các mức kháng cự theo ngày và theo tuần có thể dễ dàng làm được điều đó. Nếu bạn đang sử dụng các mức kháng cự của khung thời gian thấp hơn thì hãy sử dụng chúng cho các giao dịch nhỏ hơn. Nếu bạn muốn bắt kịp toàn bộ xu hướng thì khung thời gian cao hơn là lựa chọn tốt hơn.
Mô hình biểu đồ
Các trader sẽ giao dịch dựa theo các mô hình phản ánh tâm lý của người mua và người bán trên biểu đồ giá (mô hình biểu đồ) đã được tổng kết bởi những trader chuyên nghiệp. Những mô hình này đã trở thành cách phổ biến và ưu việt nhất để giao dịch. Tất cả những gì bạn cần làm là hiểu thấu đáo các mô hình này để sử dụng chúng. Hầu hết các trader đã phạm sai lầm khi nhảy vào các mô hình dang dở và kết thúc trong thất bại. Việc nhận chuẩn các mô hình là rất quan trọng để đưa ra bất kỳ quyết định giao dịch nào.
Mô hình lá cờ
Đây là mô hình biểu đồ kỹ thuật xuất hiện trong một xu hướng tăng mạnh, có dạng tiếp diễn bao gồm một cán dài và một lá cờ. Nó được đặt tên như vậy do có hình dáng gợi cho người xem nhớ đến một cột cờ. Mô hình này được sử dụng để thực hiện giao dịch theo xu hướng hoặc canh thời gian vào lệnh. Trong một xu hướng đang diễn ra, hãy chờ giá điều chỉnh (pull back) xong, sau đó vẽ hai đường bên trên và bên dưới hành động giá để tạo thành mô hình. Phần đáy của mô hình không được vượt quá điểm giữa của cột cờ và hãy chờ thời điểm giá bứt khỏi đường hỗ trợ hay kháng cự để giao dịch. Trong các giao dịch mua, các điểm cắt lỗ nên nằm dưới điểm vào lệnh và chờ đến đỉnh giá cao hơn hoàn toàn mới.
Mô hình tam giác
Có rất nhiều loại mô hình tam giác khác nhau trên thị trường, được hình thành bởi sự hội tụ của các đường hỗ trợ và kháng cự. Dưới đây là một số mô hình tam giác thường thấy.
1. Tam giác tăng (bao gồm đường kháng cự đi ngang và đường hỗ trợ đi lên): Đó là một mô hình tiếp diễn xuất hiện trong một xu hướng tăng. Điểm vào lệnh nên được đặt ở điểm giá phá vỡ đường kháng cự.
2. Tam giác giảm (bao gồm đường hỗ trợ đi ngang và kháng cự đi xuống): Đây cũng là một mô hình tiếp diễn xuất hiện trong một xu hướng giảm. Hành động giá di chuyển chậm bên trong mô hình vì cả hai bên mua và bán đều nắm giữ quyền lực như nhau. Ngược lại, khi giá phá vỡ đường hỗ trợ cho thấy phe bán đang chiếm ưu thế.
3. Tam giác cân (đường hỗ trợ và kháng cự của mô hình hội tụ tại một điểm): Mô hình này biểu thị vùng tích lũy trước khi giá buộc phải di chuyển theo một hướng. Điểm giá phá vỡ ngưỡng kháng cự (breakout) đánh dấu sự khởi đầu của xu hướng tăng, trong khi điểm giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ (breakdown) là một dấu hiệu để bán. Vì vậy, mô hình này còn được gọi là mô hình cái nêm giảm và tăng.
4. Tam giác mở rộng (cả đường hỗ trợ và kháng cự di chuyển ra xa nhau): Đây là một mô hình rất phức tạp vì hành động giá tạo ra các mức thấp và cao mới trong mỗi sóng. Rất khó để biết định hướng của thị trường khi giá di chuyển bên trong mô hình, vì vậy hãy chờ đợi các điểm phá vỡ giá tăng hoặc giảm đột biến để thực hiện giao dịch.
Tất cả các mô hình tam giác chỉ có ý nghĩa với giao dịch sau khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ. Giá khi còn di chuyển trong mô hình không đưa ra tín hiệu nào về hướng đi của mình, vì vậy trader tốt hơn hết nên chờ đợi thời điểm phá vỡ giá để đưa ra bất kỳ quyết định giao dịch nào.
Các mô hình nến
Mô hình nhấn chìm (Enfulging pattern)
Đây là một mô hình đảo chiều được chia thành 2 loại: nhấn chìm tăng và nhấn chìm giảm. Mô hình nhấn chìm bao gồm 2 nến trong đó nến đầu tiên bị áp đảo bởi nến thứ hai. Mô hình nhấn chìm tăng xuất hiện ở cuối xu hướng giảm; cây nến thứ nhất có màu đỏ bị lấn át hoàn toàn bởi cây nến thứ hai có màu xanh lục. Mô hình nhấn chìm giảm xuất hiện trong một xu hướng tăng; ngọn nến đầu tiên có màu xanh lá cây, tiếp theo là ngọn nến màu đỏ nhấn chìm ngọn nến đầu tiên. Mô hình nhấn chìm giảm báo hiệu đà giảm mới, trong khi mô hình nhấn chìm tăng cho thấy sự bắt đầu của các đỉnh mới cao hơn. Lệnh cắt lỗ phải nằm dưới mô hình trong xu hướng tăng và nằm trên mô hình trong xu hướng giảm. Để chốt lời, hãy chọn các mức chủ chốt trong khung thời gian cao hơn.
Mô hình nến sao băng (Shooting star) và nến sao mai (Morning star)
Nến sao băng
Đây là một mô hình nến báo hiệu đảo chiều giảm. Về cơ bản mô hình này có một bóng nến dài phía trên (tối thiểu gấp đôi thân nến), phần thân nến nhỏ đại diện cho giao dịch bán. Mô hình xuất hiện trong một xu hướng tăng cho thấy phe mua đang mạnh, giá bị đẩy lên cao hơn nhưng sau đó đóng cửa ở mức giá gần giá mở cửa cho thấy áp lực bán.
Nến sao mai
Nến sao mai là một mô hình 3 nến xuất hiện ở cuối xu hướng giảm. Đây là dạng mô hình đảo chiều tăng cho thấy phe bán nắm quyền kiểm soát ở nến đầu, sau đó là cuộc chiến giữa cả hai bên ở nến thứ hai và cây nến thứ ba có màu xanh lục cho thấy phe mua thắng thế và giá đã sẵn sàng cho đỉnh mới cao hơn. Điểm vào lệnh nên ở cuối mô hình và đi theo xu hướng tăng cho đến khi có dấu hiệu về một sự đảo chiều khác.
Nến chuồn chuồn (Dragonfly)
Đây là một mô hình đảo chiều tăng cho thấy sự bắt đầu của một xu hướng tăng. Mô hình bao gồm một bóng dưới dài, có nghĩa là phe bán đã cố gắng hạ giá xuống, nhưng phe mua đã phản công và giá đóng cửa ở mức ngang giá mở cửa. Cái tên độc đáo "Dragon Fly" (còn có nghĩa là Rồng bay) cho thấy phe mua rất tích cực để thiết lập mức giá mới cao hơn. Trader nên đợi nến tiếp theo đóng cửa bên trên mức giá thấp nhất của nến trước đó để xác nhận mô hình Dragonfly. Điểm cắt lỗ phải nằm dưới nến và để chốt lời, hãy chờ một đỉnh cao hơn hoàn toàn mới. Mô hình này không hay gặp, nhưng khi nó xuất hiện thường dẫn đến các giao dịch mua đáng kể.
Phá vỡ giả (Fake breakout)
Tình huống phá vỡ giả xảy ra khi hành động giá phá vỡ đường kháng cự hay hỗ trợ rồi quay trở lại. Khi điều đó xảy ra, nếu bạn thấy bất kỳ mô hình nến nào thì đó là dấu hiệu tốt để thực hiện giao dịch theo xu hướng đã thiết lập.
Kết luận
Nhiều trader tin rằng không thể giao dịch mà thiếu các chỉ báo, nhưng điều đó không chính xác. Có rất nhiều cách khác nhau để giao dịch trên thị trường, và sử dụng các thanh nến, các mô hình biểu đồ, sự kiện phá vỡ giả chỉ là một cách khác. Mỗi trader đều có phong cách giao dịch riêng; một số thích hành động theo các chỉ báo, một số tin vào biểu đồ và những người khác thì chọn các thanh nến. Hãy chọn cách nào bạn thích và giao dịch theo thị trường. Những cách được nêu ở trên là những công cụ kỹ thuật hàng đầu; bạn thậm chí có thể kết hợp các mô hình nến với các mô hình biểu đồ để cải thiện tỷ lệ thắng có lợi cho mình. Nếu bạn phát hiện ra tình huống phá vỡ giả, tiếp theo là mô hình nến và mô hình biểu đồ thì tỷ lệ thắng giao dịch thậm chí còn cao hơn nữa. Hãy ghi nhớ các giao dịch luôn có rủi ro và bạn nên sử dụng các lệnh cắt lỗ.
Hậu Dương - Theo forex.academy
Tin liên quan
06 tháng 12 2024
CHIA SẺ TỪ NHÀ ĐẦU TƯ: RỦI RO KHI GIAO DỊCH TẠI SÀN TRADE4YOU
14 tháng 11 2024
Cảnh báo: Cân nhắc trước khi đầu tư vào Sàn giao dịch HFM
12 tháng 11 2024
Bùng Nổ Khuyến Mãi Tháng 11 từ MH Markets: Tiền Thưởng Giao Dịch, Hoàn Tiền Cực Hấp Dẫn và Quà Tặng Công Nghệ Đỉnh Cao!
07 tháng 11 2024
MH Markets: Lựa Chọn Uy Tín cho Nhà Đầu Tư Ngoại Hối và Vàng
01 tháng 11 2024
ĐỘI NGŨ IB SÀN GFS CÓ ĐÁNG TIN?
28 tháng 10 2024