Share
Trang chủ
Tin tức
Các nhà đầu tư công nghệ đối đấu với " thách thức" năm 2023 thế nào?
Các nhà đầu tư công nghệ đối đấu với " thách thức" năm 2023 thế nào?
24 tháng 9 2024・ 17:12
Một bài viết mới đây trên báo The Business Times đánh giá năm 2022 không phải là năm thuận lợi đối với lĩnh vực công nghệ trên toàn cầu. Sau hai năm tăng trưởng trong đại dịch COVID-19, năm 2022 đã chứng kiến sự sụp đổ về giá trị ngành và số nhân viên bị sa thải. Ở Đông Nam Á, câu chuyện rất giống như vậy.
Hai ví dụ nổi bật nhất là Sea Limited (công ty mẹ của Shopee) với giá trị đã giảm khoảng 80% vào thời điểm cuối năm 2022 so với mức đỉnh một năm trước đó và 10% nhân viên tìm kiếm các cơ hội việc làm khác; và gã khổng lồ công nghệ lớn nhất Indonesia GoTo, với giá trị giảm khoảng 70% so với đợt Phát hành công khai lần đầu (IPO) vào tháng 4/2022, sa thải 12% lực lượng lao động.
Đối với các doanh nhân công nghệ, năm 2023 ở Đông Nam Á có thể được coi là một năm “xoay trục” và hợp nhất.
Những nền tảng cơ bản của khu vực là không thay đổi, với dân số trẻ, đa dạng và đông đảo đang thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực nhanh nhất thế giới. Quả thực, ngay dù Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) mới đây điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 của Đông Nam Á giảm từ 4,9% xuống còn 4,6%, dự báo này vẫn thuận lợi khi so sánh với tăng trưởng dự kiến của khu vực Đông Á chỉ là 2,4%.
Các nền kinh tế Đông Nam Á có tiềm năng to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế số và sự gia tăng của người tầng lớp người tiêu dùng trung lưu. Báo cáo của Google, Temasek and Bain & Company, e-Conomy SEA 2022, ước tính tổng giá trị hàng hóa lĩnh vực thương mại điện tử của khu vực này trong năm 2022 vào khoảng 200 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2021. Khu vực này cũng có thêm 20 triệu người dùng Internet, đạt 460 triệu người.
Mặc dù tăng trưởng thương mại điện tử của Đông Nam Á đã chậm lại trong năm 2022 và có thể sẽ tiếp tục chậm lại đến năm 2025, nhưng dự báo tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) mạnh mẽ ở mức 17%. Theo báo cáo, sự tăng trưởng này đến nhiều nhất từ Việt Nam và Philippines, cũng như trong những lĩnh vực mới như SaaS (phần mềm dưới dạng dịch vụ) và Web3, trong khi thương mại điện tử và công nghệ tài chính sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Nhà cung cấp ví điện tử MoMo dự kiến tăng trưởng, từ 10 triệu người dùng năm 2020 lên 50 triệu người dùng vào cuối năm 2023, trong khi nhà cung cấp các giải pháp thanh toán VNPay đã có mặt tại hơn 200.000 địa điểm. Trên khắp khu vực, với 70% người dân vẫn chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng, không gian cho công nghệ tài chính vẫn còn rất lớn.
Web3 sẽ rất thú vị đối với khu vực. Web3 là Internet mà chúng ta rất quen thuộc, nhưng được mở rộng và thúc đẩy bởi chuỗi khối và phi tập trung hóa.
Các trường hợp sử dụng khác bao gồm công nghệ sổ cái phân tán, cung cấp tính minh bạch cho các giao dịch và logistics như trong việc truy xuất nguồn gốc nông sản từ trang trại ra thị trường. Chỉ riêng điều này cũng có thể giúp cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) không áp dụng kỹ thuật số trên khắp khu vực tham gia vào nền kinh tế số rộng lớn hơn.
Các chuyên gia tin rằng Web3 sẽ đột phá như các web trước, tạo ra cơ hội mới cho các công ty khởi nghiệp và các tập đoàn nhanh nhạy. Một lĩnh vực then chốt được kỳ vọng là mã hóa tài sản, có thể là bất động sản, vì vậy có thể tạo ra những cơ hội đầu tư và huy động nguồn vốn đáng kể. Một dấu hiệu sớm của điều này là việc UBS phát hành 50 triệu USD chứng khoán nợ được mã hóa vào tháng 12/2022 ở Singapore và Hong Kong (Trung Quốc). Năm 2023 có thể là năm Web3 bắt đầu “cất cánh” ở Đông Nam Á.
Tuy nhiên, những khó khăn mà các nền kinh tế Đông Nam Á phải đối mặt trong năm 2022 sẽ không giảm đi. Một loạt thách thức, từ cuộc xung đột ở Ukraine đến sự gián đoạn liên tục của chuỗi cung ứng, lạm phát cao và lãi suất cao, cho tới việc Trung Quốc vẫn đang quay cuồng với những bất trắc về cách thức đối phó với đại dịch COVID-19.
Jia Jih Chai, đồng sáng lập và là CEO của Rainforest, đã làm sáng tỏ kế hoạch ngắn hạn của các doanh nhân công nghệ: “Các nhà sáng lập đang thận trọng quản lý chi phí trong môi trường này nhằm đảm bảo có đủ nguồn lực để tồn tại đến cuối năm 2024”.
Vào tháng 12/2022, Grab đã đưa ra những tín hiệu như vậy khi tuyên bố cắt giảm ngân sách và ngừng tuyển dụng, với mục tiêu hòa vốn trong năm 2024. Trong một bản ghi nhớ của công ty, CEO Anthony Chen cho biết: “Không có quyết định nào là dễ dàng, nhưng là để giúp chúng ta nhỏ gọn hơn và phù hợp hơn khi chúng ta tăng tốc hướng tới tăng trưởng bền vững và có lợi nhuận… Hơn bao giờ hết, chúng ta cần áp dụng tư duy tiết kiệm và thận trọng khi bước vào năm 2023”.
Năm 2023, thay vì sử dụng nguồn vốn ngày càng đắt đỏ để thúc đẩy tăng trưởng, các công ty công nghệ sẽ tập trung cao độ vào lợi nhuận và mức độ tương tác của khách hàng. Năm 2023 có thể sẽ chứng kiến hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) đáng kể, khi các bên tham gia nhỏ hơn bị tiếp quản hoặc hợp nhất, trong khi các bên tham khác sẽ thoái vốn ở những bộ phận không còn giá trị, giống như những gì GoTo đã làm gần đây với Alfamart. Do hiệu suất cổ phiếu yếu kém của các công ty công nghệ trong năm 2022, thị trường có thể có ít đợt IPO hơn trong năm 2023.
Với việc khu vực giờ đây có 50 kỳ lân và 2.000 công ty khởi nghiệp đã huy động được hơn 1 triệu USD, hợp nhất có thể là con đường phía trước. Đối với các “soonicorns” (các công ty khởi nghiệp định giá hàng trăm triệu USD), họ sẽ phải cắt giảm những kỳ vọng của mình, tìm cách tồn tại đến năm 2024 và xa hơn nữa. Điều đó tác động đến cắt giảm chi phí, rút khỏi thị trường và sa thải hơn nữa. Những công ty vẫn cần thêm vốn để tồn tại nhiều khả năng sẽ tận dụng các nhà đầu tư hiện có hơn là cố gắng thuyết phục các nhà đầu tư mới.
Một số “cơn gió ngược” đang thổi qua khu vực cũng đem lại những cơ hội. Ví dụ, cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Trung Quốc với giờ đây là một số quốc gia, cộng với những bất trắc của tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Trung Quốc, đã làm xuất hiện những thuật ngữ mới như “friend-shoring” (chuyển hoạt động của chuỗi cung ứng về nước thân thiện) and “Trung Quốc + 1”.
Những thuật ngữ này nói về việc tránh xa sự phụ thuộc quá mức vào chỉ riêng Trung Quốc như một trung tâm sản xuất. Những nước hưởng lợi tiềm năng bao gồm Ấn Độ và Việt Nam. Singapore cũng đã và đang được hưởng lợi từ các dòng tiền và nguồn nhân lực đang rời khỏi Trung Quốc Đại lục và Hong Kong (Trung Quốc). Các dòng tiền và chuyên môn này sẽ chảy vào khu vực.
Vậy năm 2023 sẽ diễn ra như thế nào?
Người bi quan tin rằng nếu chúng ta chưa rơi vào suy thoái, chỉ cần thêm một sự kiện tiêu cực nữa sẽ đưa chúng ta đến đó. Người lạc quan tin rằng những nền tảng vững chắc và tinh thần kinh doanh của khu vực sẽ giúp chúng ta vượt qua. Người thực tế thì đang chuẩn bị sẵn sàng cho cả hai kịch bản.
Theo Yến Anh tổng hợp
Tin liên quan
14 tháng 11 2024
Cảnh báo: Cân nhắc trước khi đầu tư vào Sàn giao dịch HFM
12 tháng 11 2024
Bùng Nổ Khuyến Mãi Tháng 11 từ MH Markets: Tiền Thưởng Giao Dịch, Hoàn Tiền Cực Hấp Dẫn và Quà Tặng Công Nghệ Đỉnh Cao!
07 tháng 11 2024
MH Markets: Lựa Chọn Uy Tín cho Nhà Đầu Tư Ngoại Hối và Vàng
01 tháng 11 2024
ĐỘI NGŨ IB SÀN GFS CÓ ĐÁNG TIN?
28 tháng 10 2024
CPT Markets – Sàn Giao Dịch Có Dấu Hiệu Là Sàn Ăn Cháy.
22 tháng 10 2024
Cảnh Báo: VerboCapital – Sàn Giao Dịch Forex Có Dấu Hiệu Lừa Đảo
18 tháng 10 2024