Share
Trang chủ
Tin tức
Căng thẳng ở Trung Đông đẩy giá dầu đi xuống
Căng thẳng ở Trung Đông đẩy giá dầu đi xuống
09 tháng 8 2024・ 07:11
Trong phiên giao dịch gày 26 tháng 10, giá dầu giảm khi căng thẳng tại Trung Đông vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Bên cạnh đó, đồng đô la Mỹ tăng cũng tác động thị trường này.
Dầu thô Brent kỳ hạn giảm 80 cent, tương đương 0,9%, xuống 89,33 USD/thùng lúc 17h10 giờ Việt Nam. Trong khi đó, dầu WTI của Mỹ giảm 91 cent, tương đương 1,1%, xuống 84,48 USD / thùng.
Cả hai loại dầu đều ghi nhận mức tăng 2% trong phiên trước đó.
Dữ liệu EIA cho thấy công suất lọc dầu thô ở Mỹ giảm 207.000 thùng/ngày, trong khi tỷ lệ sử dụng nhà máy lọc dầu cũng giảm 0,5 điểm phần trăm xuống 85,6% tổng công suất.
Những lo ngại về kinh tế vĩ mô tiếp tục đè nặng lên triển vọng nhu cầu dầu sau khi dữ liệu hoạt động kinh doanh khu vực đồng euro bất ngờ sụt giảm trong tháng này.
Châu Âu chuyển đổi năng lượng tái tạo trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm. Đây là nỗ lực để đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng ngoài dầu và khí đốt của Nga, vốn tác động lớn đến các căng thẳng địa chính trị.
Nổi lên trên biển Baltic cách bờ biển Đan Mạch chưa đầy 10 km (6 dặm) hiện có161 tuabin gió quay chậm. Hệ thống này cung cấp khoảng 4% năng lượng của đất nước, được đưa vào bờ thông qua hai kết nối cáp.
Thomas Almegaard, người đứng đầu hoạt động tại trang trại gió Nysted, đồng sở hữu và điều hành bởi Orsted có trụ sở tại Đan Mạch, nhà phát triển gió ngoài khơi lớn nhất thế giới, cho biết: “Các kỹ thuật viên của chúng tôi chỉ ở đây đến 5 giờ chiều, sau đó họ về nhà. Nếu Nga muốn gây thiệt hại nào đó thì có thể làm điều đó một cách dễ dàng. Chúng tôi không thực hiện bất kỳ giám sát nào."
Đây không chỉ là trường hợp của riêng Đan Mạch mà trên khắp Biển Bắc và Biển Baltic, với 13 chính phủ đã được khảo sát thì đều có chung tư tưởng như vậy. Báo cáo cho thấy các quốc gia và công ty châu Âu hiện chỉ mới bắt đầu giám sát và bảo đảm an toàn cho các trang trại gió của họ.
Các nhà phát triển như Orsted cho rằng các chính phủ nên đi đầu và giúp cung cấp hàng tỷ đô la cần thiết để bảo vệ cơ sở hạ tầng của họ. Nhưng ngay cả khi chỉ riêng các quốc gia ở Biển Bắc có kế hoạch lắp đặt đủ năng lượng gió cho hơn 100 triệu ngôi nhà vào năm 2030, các chính phủ vẫn đang xem xét họ có thể chi bao nhiêu để bảo vệ những tài sản ở nước ngoài đó.
EU có mục tiêu ràng buộc về mặt pháp lý là tăng gần gấp đôi tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng vào năm 2030, lên 42,5%, đòi hỏi phải mở rộng nhanh chóng năng lượng gió ngoài khơi.
Rủi ro này cũng được nhiều chuyên gia cảnh báo trong năm ngoái khi mà các cuộc tấn công ý đồ xấu đã xảy ra với đường ống Nord Stream.
Một lần nữa trong tháng này, Phần Lan và Thụy Điển cho biết một đường ống dẫn khí đốt dưới biển và cáp viễn thông đã bị hư hại, bao gồm cả đường nối giữa các thành viên NATO Phần Lan và Estonia.
Phần Lan cho biết việc xem xét các tàu trong khu vực vào thời điểm đó đã phát hiện một tàu Nga và một tàu Trung Quốc trong số đó.
Tổng thống Vladimir Putin đã bác bỏ ý kiến cho rằng Nga có liên quan tới tình hình này.
Hà Lan và Đan Mạch đều cáo buộc các tàu Nga cố gắng lập bản đồ mà Thủ tướng Thụy Điển gọi là “spaghetti” về cơ sở hạ tầng quan trọng trong vùng biển của họ.
Tuy nhiên, trong số các chính phủ được khảo sát, chỉ có Anh và Ba Lan cho biết họ đã đầu tư hoặc lập ngân sách cho các bước cải thiện an ninh cơ sở hạ tầng ngoài khơi. Những người khác từ chối trả lời các câu hỏi về cam kết ngân sách hoặc cho biết họ hiện đang xem xét nguồn tài trợ thêm.
Khi nói đến việc ai sẽ trả tiền cho các biện pháp như vậy, hầu hết các chính phủ đều cho rằng tiền thuộc về các nhà phát triển.
Anh, quốc gia đã chi 65 triệu bảng Anh (tương đương 79 triệu USD) để trang bị hai tàu cho hoạt động giám sát dưới nước và tác chiến dưới đáy biển, cho biết chính phủ nước này chịu trách nhiệm về chính sách an ninh và làm việc với ngành công nghiệp để thực hiện các biện pháp bảo vệ.
Bảy quốc gia khác cho biết công việc đảm bảo tài sản năng lượng chủ yếu thuộc về ngành công nghiệp, mặc dù lực lượng hải quân cũng đóng một vai trò nào đó.
Các quan chức tại hai công ty năng lượng gió lớn và hai công ty quốc phòng chia sẻ rằng chỉ có một số trang trại gió lắp đặt radar để giám sát giao thông. Mặt khác, ngày nay không có thiết bị an ninh nào được lắp đặt - bởi vì không có yêu cầu nào để làm như vậy, hơn nữa vấn đề tài chính cũng không cho phép.
Giám đốc điều hành Orsted Mads Nipper nhận định rằng “Tôi nghĩ điều cực kỳ quan trọng là phải nói rằng việc bảo vệ tài sản trong vùng lãnh hải là vấn đề của nhà nước chứ không phải của nhà phát triển.”
Orsted có 12 trang trại gió đang hoạt động ở Anh, 5 trang trại ở Đan Mạch, 4 trang trại ở Đức và 1 trang trại ở Hà Lan.
Lạm phát và lãi suất tăng cao, phí thuê đáy biển tăng và thị trường năng lượng biến động, tất cả đã cùng gây sức ép lên các nhà phát triển điện gió châu Âu trong hai năm qua.
Hoa Nguyễn-Theo reuters
Tin liên quan
06 tháng 12 2024
CHIA SẺ TỪ NHÀ ĐẦU TƯ: RỦI RO KHI GIAO DỊCH TẠI SÀN TRADE4YOU
14 tháng 11 2024
Cảnh báo: Cân nhắc trước khi đầu tư vào Sàn giao dịch HFM
12 tháng 11 2024
Bùng Nổ Khuyến Mãi Tháng 11 từ MH Markets: Tiền Thưởng Giao Dịch, Hoàn Tiền Cực Hấp Dẫn và Quà Tặng Công Nghệ Đỉnh Cao!
07 tháng 11 2024
MH Markets: Lựa Chọn Uy Tín cho Nhà Đầu Tư Ngoại Hối và Vàng
01 tháng 11 2024
ĐỘI NGŨ IB SÀN GFS CÓ ĐÁNG TIN?
28 tháng 10 2024