logo
Share

Trang chủ

Tin tức

CHF/JPY tiếp tục hình thành mô hình tam giác giảm dần

CHF/JPY tiếp tục hình thành mô hình tam giác giảm dần

07 tháng 12 2022・ 08:16

Tâm điểm của thị trường ngày 7/12 là mô hình tam giác cặp CHF/JPY và diễn biến của bạc trên biểu đồ 4H.

CHF/JPY: khung 4H

1, - Copy.jpg

CHF/JPY đã hình thành mô hình tam giác giảm dần với đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và chạm ngưỡng hỗ trợ tại mốc tâm lý 143,50. Cặp đôi này dường như sắp test mức kháng cự và phe bán có thể sẽ bảo vệ mức trần này một lần nữa.

Tín hiệu từ các chỉ báo kỹ thuật cũng nghiêng về kịch bản này.

Đường SMA 100 đang nằm dưới đường SMA 200, cho thấy rằng mức kháng cự có nhiều khả năng được giữ vững hơn là bị phá vỡ. Điểm uốn động tại đường SMA 200 thậm chí cũng ở gần mức trần của mô hình tam giác, nhờ đó cường độ kháng cự của mức trần cũng mạnh hơn.

Ngoài ra, chỉ báo stochastic vừa leo lên vùng quá mua, cho thấy lực cầu đã suy yếu. Do đó, một khi chỉ báo này giảm xuống, tín hiệu này sẽ xác nhận rằng bên bán đã quay trở lại cuộc chơi.

Các trader phe bán sẽ để ý đến các cây nến đảo chiều quanh ngưỡng 147,00 vì tầm giá này cũng trùng với vùng hỗ trợ trước đây.

Trong thông báo của tháng 10/2022, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đã cho thấy chỉ số tiền lương thực tế đã được điều chỉnh theo lạm phát ở nước này giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng thứ 7 liên tiếp chỉ số này giảm nhưng là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2015.
Nguyên nhân chủ yếu khiến chỉ số tiền lương thực tế ở Nhật Bản giảm là do giá cả hàng hóa tiêu dùng, nhất là điện và khí đốt, tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của tiền lương danh nghĩa.
Theo MHLW, trong tháng 10/2022, tổng tiền lương danh nghĩa bình quân ở Nhật Bản tăng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 275.888 yen (2.019 USD)/người. Đây là tháng thứ 10 liên tiếp tiền lương danh nghĩa tăng. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không bao gồm tiền thuê nhà ở Nhật Bản (được sử dụng để tính chỉ số tiền lương thực tế) lại tăng tới 4,4%.
Trong tổng tiền lương danh nghĩa, các khoản chi trả thường xuyên, bao gồm lương cơ bản, tăng 1,3%; tiền làm thêm giờ và các khoản chi trả không thường xuyên khác tăng 7,9%; còn tiền thưởng và các khoản chi trả đặc biệt khác tăng 1,1%.
Đây là một tín hiệu quan trọng cho các quan chức Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) trong việc đưa ra chính sách lãi suất trong tương lai.

XAG/USD: khung 4H

1x-1 (1).jpg

Biểu đồ giá bạc (XAG/USD) đang thể hiện một xu hướng đúng chuẩn “sách giáo khoa” trong tuần này ngay trên khung thời gian 4 giờ.

Bạc đã hình thành các mức đáy sau cao hơn đáy trước, được kết nối bởi một đường xu hướng tăng duy trì kể từ giữa tháng 11.

XAG/USD đang chuyển động theo chiều giảm thêm một nhịp nữa xuống mức hỗ trợ và các mức thoái lui Fibonacci cho thấy những vị trí mà khối lượng bên mua có thể tăng cao.

Giá đã kiểm tra mức Fib 50% ngay xung quanh vùng kháng cự cũ (nay đã đảo vai thành ngưỡng hỗ trợ). Nếu giá điều chỉnh sâu hơn thì bạc có thể đạt đến mức Fib 61,8%, gần hơn nữa với đường xu hướng và điểm uốn động trên đường SMA 100.

Đường SMA 100 đang nằm trên đường SMA 200, chứng tỏ thị trường đang có xu hướng tăng. Trong khi đó, chỉ báo stochastic đang trượt sâu về vùng quá bán.

Nếu bất kỳ mức Fib nào trong số các mức Fib trong hình giữ vững vai trò hỗ trợ thì XAG/USD có thể sẽ quay trở lại mức đỉnh đảo chiều trước kia và có thể còn cao hơn thế nữa.

Theo Vương Linh tổng hợp

logo
Tất cả thông tin trên trang web của chúng tôi mang tính chất tham khảo tổng hợp, nhà đầu tư cần cân nhắc và tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi đầu tư của mình. Info Finance không chịu trách nhiệm về bất kỳ hành động nào của nhà đầu tư.
Chúng tôi hân hạnh hợp tác cùng
Hình ảnhHình ảnhHình ảnh

Social Media:

icon
icon
icon
icon
icon

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Hỗ trợ giải đáp/Tư vấn cho trader:

CS@infofx.vn

Hotline/Zalo/Telegram:

0904 096 829 / 093 1085 659