logo
Share

Trang chủ

Tin tức

Chiến lược vượt qua khó khăn của CEO Google

Chiến lược vượt qua khó khăn của CEO Google

26 tháng 8 2024・ 03:17

Giống như nhiều công ty công nghệ, Google đã từng có một khoảng thời gian khó khăn. Goole vẫn là nền tảng quảng cáo lớn nhất thế giới và là một trong những công ty công nghệ quan trọng nhất, nhưng gã khổng lồ này đã chứng kiến ​​​​mức tăng trưởng doanh thu bắt đầu chậm lại. 

7.1.jfif

Đó rõ ràng là một vấn đề. Nếu bạn là Giám đốc điều hành (CEO) của một công ty như vậy, bạn có thể nghĩ rằng đã đến lúc bắt đầu thúc đẩy nhân viên của mình tăng tốc. 

Xét cho cùng, CEO của các công ty công nghệ lớn được trả tiền để chịu đựng áp lực tăng trưởng nhanh chóng. Bất kể điều gì kém hơn thế được coi là một thất bại. Bạn thậm chí có thể muốn thách thức họ "làm (được) nhiều hơn với (nguồn lực) ít hơn", như CEO Mark Zuckerberg, đã nói với các nhân viên Facebook trước khi ông cũng gợi ý rằng một số người trong số họ có lẽ nên nghỉ việc.

CEO của Google, Sundar Pichai, đã có một ý tưởng khác biệt. Đây là một ý tưởng rất thông minh mà mọi nhà lãnh đạo nên thử.

Sundar Pichai thừa nhận những thách thức của công ty trong cuộc họp và nói với nhân viên rằng công ty có một số việc phải làm: "Có những lo ngại hiện hữu rằng năng suất của chúng ta chưa tương xứng với số lượng nhân viên công ty đang có".

Để đạt được điều đó, Pichai yêu cầu Google cần "tạo ra một nền văn hóa tập trung hơn vào sứ mệnh, các sản phẩm và khách hàng. Chúng ta nên nghĩ về cách để giảm thiểu sự xao nhãng, thực sự nâng cao tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và năng suất".  

 

7.2.jfif

 

Từ khóa trong câu đó là "chúng ta". 

Pichai không nói rằng ông ấy đang ngồi suy nghĩ xem nên làm gì hay đội ngũ cấp cao của ông ấy đang giải quyết vấn đề. Pichai nói "chúng ta", nghĩa là mọi người ở Google. 

Rất nhiều lần khi các CEO nói "chúng ta", họ không thực sự có ý đó. Điều họ thực sự muốn nói là "đây là những gì tôi nghĩ, và thật tuyệt nếu tất cả các bạn chỉ cần tham gia vào." Tuy nhiên, trong trường hợp của Pichai, điều đó dường như không đúng. 

“Tôi muốn nhận sự giúp đỡ của bạn” Pichai đã nói như vậy khi trao đổi với các nhân viên rằng công ty đang khởi động một “Simplicity Sprint” (Tạm dịch: Cuộc chạy nước rút đơn giản) nhằm nâng cao hiệu quả và cải thiện sự tập trung của nhân viên trong môi trường kinh tế không chắc chắn. “Sprint” là một thuật ngữ thường được sử dụng trong phát triển phần mềm tại các công ty khởi nghiệp công nghệ để biểu thị những nỗ lực tập trung, ngắn hạn hướng tới một mục tiêu chung. Mục tiêu là giúp mọi người làm việc hiệu quả hơn bằng cách hỏi họ xem họ cần gì để làm việc hiệu quả hơn.

Một câu đó - chỉ dài 8 từ - thật xuất sắc! Giám đốc điều hành của Google đang nhờ giúp đỡ. Không chỉ vậy, Pichai không hỏi các nhà quản lý xem họ nghĩ gì về việc làm cho nhóm của họ hoạt động tốt hơn, ông hỏi những người có nhiều khả năng biết điều gì sẽ giúp chính họ làm việc hiệu quả hơn.

Thành thật mà nói, hầu hết các nhà lãnh đạo đều không giỏi trong việc nhờ giúp đỡ. Nhiều người trong số họ cho rằng họ biết phải làm gì và tin rằng công việc chính của họ là thuyết phục người khác làm điều đó. 

Hầu hết mọi lúc, điều đó không phải như thế. Thông thường, những người mà bạn đang lãnh đạo có rất nhiều ý tưởng tuyệt vời. Họ chắc chắn có những ý tưởng về những gì họ cần để làm việc hiệu quả hơn, chỉ là bạn chưa bao giờ hỏi họ mà thôi. Bạn có thể sẽ thấy ngạc nhiên với những gì bạn nghe thấy nếu bạn hỏi họ. 

7.3.jfif

Khi bạn nhờ giúp đỡ, bạn làm được 3 việc. 

Đầu tiên, bạn xác thực rằng bạn coi trọng ý kiến của nhóm mình. Riêng điều đó thôi cũng có thể là lý do mạnh mẽ nhất để bạn nhờ giúp đỡ. Nhóm của bạn cần được nghe bạn thừa nhận rằng họ có những hiểu biết và ý tưởng có thể giúp ích cho công ty của bạn.

Thứ hai, việc đó tạo ra quyền sở hữu chung để giải quyết vấn đề. Nó giúp nhóm của bạn ủng hộ và mời gọi nhóm của bạn - những người có lẽ đủ thông minh để bạn thuê họ thực hiện công việc ngay từ đầu - góp phần giải quyết bất kỳ vấn đề nào mà công ty đang gặp phải. 

Cuối cùng, việc đó khuyến khích trách nhiệm giải trình. Khi bạn hỏi ý tưởng của nhóm mình, bạn có trách nhiệm tương tác với những gì họ nói với bạn. Nếu bạn đang yêu cầu nhóm của mình nói cho bạn biết họ nghĩ bạn nên làm gì nhưng lại phớt lờ họ, thì bạn đang làm sai. Nếu như vậy, tốt hơn là bạn không nên hỏi gì cả.

Thay vào đó, bạn nên lắng nghe họ - những người mà bạn có thể đã thuê vì bạn nghĩ họ thông minh, tài năng và có thể có nhiều đóng góp. Có khả năng bạn đã đúng, đó là lý do tại sao bạn nên thử điều này.

Yến Anh - theo www.inc.com

logo
Tất cả thông tin trên trang web của chúng tôi mang tính chất tham khảo tổng hợp, nhà đầu tư cần cân nhắc và tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi đầu tư của mình. Info Finance không chịu trách nhiệm về bất kỳ hành động nào của nhà đầu tư.
Chúng tôi hân hạnh hợp tác cùng
Hình ảnhHình ảnhHình ảnh

Social Media:

icon
icon
icon
icon
icon

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Hỗ trợ giải đáp/Tư vấn cho trader:

CS@infofx.vn

Hotline/Zalo/Telegram:

0904 096 829 / 093 1085 659