Share
Trang chủ
Tin tức
Cổ phiếu dược này có còn là lựa chọn mua khi một số bom tấn thuốc hết độc quyền?
Cổ phiếu dược này có còn là lựa chọn mua khi một số bom tấn thuốc hết độc quyền?
15 tháng 9 2024・ 03:14
Những điểm chính
- Các sản phẩm bom tấn cũ của Pfizer sẽ sớm mất độc quyền, nghĩa là công ty sẽ mất đi hàng tỷ USD doanh thu.
- Nhưng các sản phẩm và ứng viên chuẩn bị ra mắt thị trường của công ty có được thông qua các thương vụ thâu tóm có thể thúc đẩy một làn sóng tăng trưởng hoàn toàn mới.
Năm ngoái, Pfizer đã báo cáo doanh thu kỷ lục.
Pfizer (PFE) đã mang lại mức doanh thu khổng lồ trong vài năm qua nhờ vắc xin và phương pháp điều trị virus corona. Công ty cũng tiếp tục hưởng lợi từ việc bán các sản phẩm bom tấn bao gồm thuốc làm loãng máu Eliquis và thuốc điều trị ung thư Ibrance. Nhưng vài năm tới có thể không dễ dàng đối với ông lớn dược phẩm này.
Các sản phẩm phòng ngừa virus corona phải đối mặt với tình trạng sụt giảm nhu cầu đáng kể khi chúng ta hướng tới một thế giới hậu đại dịch. Và một số loại thuốc bán chạy nhất của Pfizer, bao gồm Eliquis và Ibrance, sẽ phải đối mặt với tình trạng mất độc quyền. Trên thực tế, Pfizer dự kiến chỉ riêng khoản lỗ do hết hạn bằng sáng chế sẽ dẫn đến sụt giảm doanh thu 17 tỷ USD từ năm 2025 đến năm 2030. Bất chấp những trở ngại sắp tới này, liệu Pfizer có còn là một cổ phiếu đáng mua không?
Quá trình chuyển đổi liên quan đến virus corona
Trước khi giải quyết vấn đề bằng sáng chế, hãy nói về tình hình COVID-19. Năm ngoái, Pfizer đã tạo ra doanh thu hơn 55 tỷ USD từ vắc xin Comirnaty và thuốc điều trị Paxlovid. Nhưng thị trường đang thay đổi và nhu cầu đang giảm dần.
Các công ty cũng phải chuyển từ bán sản phẩm cho chính phủ sang bán sản phẩm trực tiếp cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Pfizer có kế hoạch tính giá cao hơn đáng kể cho vắc xin của mình - lên tới 130 USD một liều, tăng từ khoảng 30 USD trước đó. Nhưng động thái này có thể sẽ là chưa đủ để bù đắp cho nhu cầu thấp hơn.
Tuy nhiên, doanh thu không thực sự biến mất. Pfizer hy vọng thị trường vắc-xin ngừa virus corona sẽ theo sau thị trường vắc-xin cúm. Nếu chúng ta lấy thông số từ các mùa cúm gần đây làm hướng dẫn, nghĩa là hàng năm có tới một nửa số người dân Mỹ tiêm phòng. Chính vì thế việc theo dõi doanh thu thường xuyên là vô cùng quan trọng. Và Pfizer cho biết họ hy vọng sẽ tạo ra doanh thu hàng tỷ USD từ danh mục đầu tư liên quan đến virus corona trong “tương lai gần”.
Vì vậy, mặc dù Pfizer sẽ không tiếp tục duy trì doanh thu khủng trong giai đoạn đại dịch mãi mãi, nhưng danh mục đầu tư liên quan đến virus corona vẫn là một tài sản quý giá. Đây có thể là một tài sản đóng góp vào bức tranh tăng trưởng chung.
Khi đào sâu hơn vào phần còn lại của danh mục đầu tư, chúng ta sẽ đến chủ đề bằng sáng chế. Đúng vậy, tình trạng mất bảo hộ độc quyền là một thách thức lớn đối với Pfizer. Nhưng tin tốt là công ty đang tiếp cận vấn đề này một cách chủ động: Pfizer đã chọn lựa được nhiều ứng viên mới thông qua hệ thống nghiên cứu thuốc của công ty. Và gã khổng lồ dược phẩm cũng tiến hành mua sắm rầm rộ để thâu tóm các công ty có sản phẩm thú vị nhằm tăng thêm doanh thu.
Chiến lược này đồng nghĩa tốc độ tăng trưởng của Pfizer có thể sẽ không chậm lại trong thời gian dài. Ngay bây giờ, công ty đang thúc đẩy một số lượng kỷ lục các sản phẩm tiềm năng về đích. Trong khoảng thời gian 18 tháng, công ty dự kiến sẽ tung ra 19 sản phẩm mới hoặc bổ sung chỉ định cho các sản phẩm hiện có. Công ty dự đoán những chất xúc tác này sẽ tạo ra doanh thu khoảng 20 tỷ USD vào năm 2030.
Các thương vụ thâu tóm được dự kiến sẽ mang lại lợi nhuận lớn
Các vụ mua lại của Pfizer cũng có thể sẽ giúp công ty được đền đáp xứng đáng. Công ty cho biết các sản phẩm từ các thỏa thuận này sẽ mang lại khoảng 25 tỷ USD vào năm 2030. Kể từ năm ngoái, Pfizer đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ tới 70 tỷ USD vào các thương vụ mua lại. Trong đó bao gồm cả thương vụ mua lại gần đây công ty ung thư Seagen. Thế mạnh của công ty công nghệ nghệ sinh học trong lĩnh vực liên hợp kháng thể và thuốc (sử dụng kháng thể để đưa thuốc đến khối u) có thể thúc đẩy chương trình ung thư của Pfizer.
Bây giờ chúng ta hãy quay trở lại với câu hỏi ban đầu: Pfizer có còn là một cổ phiếu nên mua không? Cổ phiếu này có thể không tăng trưởng phi mã qua một đêm. Xét cho cùng, công ty dự kiến doanh thu sẽ giảm từ mức kỷ lục 100 tỷ USD của năm ngoái (nhờ các sản phẩm ngừa virus corona) xuống khoảng từ 67 tỷ đến 71 tỷ USD (do sự sụt giảm của phân khúc liên quan đến đại dịch) trong năm nay. Nhưng Pfizer đang chuẩn bị bổ sung các yếu tố có thể thúc đẩy một làn sóng tăng trưởng hoàn toàn mới.
Hôm nay, cổ phiếu giao dịch với mức giá gấp 11 lần ước tính thu nhập dự phóng. Đây là mức định giá có vẻ rất hợp lý nếu xét đến triển vọng dài hạn của Pfizer. Công ty cũng cam kết tăng cổ tức - vốn đã được chi trả trong 14 năm qua.
Cho nên đúng vậy, Pfizer là một cổ phiếu nên mua ngay bây giờ. Ngay cả khi cổ phiếu không tăng giá ngay lập tức, bạn vẫn có thể mua chúng với giá tốt và thu về thu nhập thụ động. Và các động thái của Pfizer ngày hôm nay sẽ mang lại nhiều phần thưởng hơn cho bạn trong tương lai.
Hoàng Dương – Theo Fool
Tin liên quan
26 tháng 9 2024
IVY MARKETS - GIAO DỊCH TRÊN MỌI THỊ TRƯỜNG VỚI NỀN TẢNG ỔN ĐỊNH VÀ UY TÍN HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI
Sàn giao dịch
25 tháng 9 2024
JPPro : 5 Thói Quen Xấu Nhà Giao Dịch Nên Từ Bỏ
Thị trường
25 tháng 9 2024
Giá Vàng Lập Kỷ Lục Mới Khi Căng Thẳng Trung Đông Leo Thang
Thị trường
25 tháng 9 2024
Thị Trường Trí Tuệ Nhân Tạo Bùng Nổ: Dự Kiến Đạt 990 Tỷ USD Vào Năm 2027
Cảnh báo
24 tháng 9 2024
Cảnh Báo Quan Trọng Từ InfoFinance Về Sàn Giao Dịch Analystque
Sàn giao dịch
24 tháng 9 2024
InfoFinance chia sẻ những điều cần lưu ý trước khi đầu tư tài chính online
Thị trường
24 tháng 9 2024