Share
Trang chủ
Tin tức
Điểm nhấn thế giới ngày 23/12/2022
Điểm nhấn thế giới ngày 23/12/2022
14 tháng 9 2024・ 06:18
Thế giới tuần qua tiếp tục chuyển động với nhiều thông tin đáng chú ý liên quan đến các cuộc đình công, và bài toán năng lượng trên toàn cầu. Mở đầu là một tin tức kém lạc quan khi Lạm phát ở Nhật Bản tăng mạnh nhất kể từ năm 1981.
Ngày 23/12, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC) thông báo trong tháng 11 năm nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của nước này tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao nhất kể từ tháng 12/1981, chủ yếu do giá thực phẩm và năng lượng nhập khẩu tăng. Đây là tháng thứ 15 liên tiếp, chỉ số này tăng. Cụ thể, trong kỳ báo cáo, giá thực phẩm, không bao gồm các mặt hàng thực phẩm tươi, tăng 6,8%, cao nhất kể từ tháng 12/1981. Điều này cho thấy ngày càng có nhiều công ty chuyển gánh nặng chi phí sang người tiêu dùng bằng cách tăng giá bán lẻ. Bên cạnh đó, giá năng lượng cũng tăng 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá khí đốt và giá điện ở khu vực đô thị đã tăng khá mạnh, tương ứng là 28,9% và 20,1%. Đây đã là tháng thứ 8 liên tiếp lạm phát ở Nhật Bản tăng cao hơn mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đề ra.
Chính phủ Australia vừa chính thức ban hành mức trần giá khí đốt trong nước, thiết lập giới hạn tối đa 12 đôla Australia (tương đương 7,68 đôla Mỹ) trên 1 gigajoule, áp dụng trong vòng 12 tháng, tính từ ngày 22/12/2022. Kế hoạch áp trần giá khí đốt tạm thời được Nội các Australia nhất trí thông qua ngày 9/12 vừa qua và đã được Quốc hội phê chuẩn vào tuần trước. Đây được xem là biện pháp nhằm kiểm soát sự tăng giá “phi mã” của khí đốt, giúp người dân Australia giảm áp lực chi phí, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp. Việc áp giá trần khí đốt, dự kiến sẽ làm giảm giá khí đốt trong nước khoảng 16 điểm phần trăm, trong năm tài chính 2023 - 2024. Giá sẽ tăng không quá 18% trong năm nay và 4% trong năm tới.
Khoảng 200.000 du khách tại Pháp sẽ bị ảnh hưởng trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh cuối tuần khi các nhân viên thuộc Công ty đường sắt quốc gia Pháp (SNCF) tiến hành đình công theo vào ngày 23/12. Cụ thể, do ảnh hưởng bởi cuộc đình công theo kế hoạch, Công ty đường sắt quốc gia Pháp sẽ phải hủy một trong ba chuyến tàu cao tốc, và khoảng 40% số chuyến tàu cao tốc sẽ tạm dừng trong hai ngày cuối tuần, thời điểm diễn ra lễ Giáng sinh và cũng là thời gian cao điểm khi hàng triệu người dân Pháp dự định trở về nhà hoặc đi du lịch. Ngoài ra, công ty đường sắt quốc gia Pháp cũng cho biết cuộc đình công cũng sẽ ảnh hưởng tới các tuyến đường sắt xuyên biên giới, các chuyến tàu nối giữa các thành phố và các tuyến tàu điện ngầm. Khoảng 200.000 trong số 800.000 hành khách sẽ bị hủy chuyến và hiện đã có một số hành khách đang bị mắc kẹt tại các nhà ga.
Mới đây, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Thụy Điển vẫn chưa dẫn độ hoặc đóng băng tài sản của những đối tượng mà Ankara tình nghi liên hệ với khủng bố. Tuyên bố này có thể tạo trở ngại mới cho nỗ lực gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển. Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp với người đồng cấp Thụy Điển tại thủ đô Ankara, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho rằng , Thụy Điển vẫn chưa có những tiến triển trong việc giải quyết một số vấn đề cụ thể như dẫn độ hoặc đóng băng tài sản các đối tượng liên quan tới khủng bố. Tuy nhiên, ông Cavusoglu cũng hoan nghênh một số bước đi cụ thể của Thụy Điển , song nhấn mạnh quốc gia Bắc Âu cần đưa ra nhiều bước đi quan trọng hơn nữa. Về phần mình, Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom nhấn mạnh nước này vẫn đang thực hiện các cam kết về vấn đề chống khủng bố trong thỏa thuận ba bên được ký kết với Thổ Nhĩ Kỳ và Phần Lan hồi tháng 6 vừ a qua. Theo ông, đây cũng là ưu tiên của lực lượng cảnh sát và an ninh Thụy Điển trong thời gian qua.
Trong tuần qua, Đức đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) cần có những biện pháp xử lý và giám sát đối với các quyết định không nhất quán của Twitter kể từ khi tỉ phú Mỹ Elon Musk tiếp quản mạng xã hội này. Trong một bức thư gửi tới các quan chức của Ủy ban châu Âu (EC), giới chức Đức đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về chính sách “tùy tiện” và “đột ngột” của Twitter trong thờ i gian qua. Giới chức Đức cho rằng , EC cần có những đánh giá cần thiết càng sớm càng tốt theo Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số nhằm yêu cầu Twitter đóng vai trò như bộ lọc thông tin, đồng thời cần đưa mạng xã hội này vào diện giám sát. Sau khi tỷ phú Elon Musk hoàn tất thâu tóm và nắm quyền quản lý Twitter vào tháng 10 vừa qua, mạng xã hội này đã trải qua nhiều xáo trộn.
Theo Hoa Nguyễn tổng hợp
Tin liên quan
26 tháng 9 2024
IVY MARKETS - GIAO DỊCH TRÊN MỌI THỊ TRƯỜNG VỚI NỀN TẢNG ỔN ĐỊNH VÀ UY TÍN HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI
Sàn giao dịch
25 tháng 9 2024
JPPro : 5 Thói Quen Xấu Nhà Giao Dịch Nên Từ Bỏ
Thị trường
25 tháng 9 2024
Giá Vàng Lập Kỷ Lục Mới Khi Căng Thẳng Trung Đông Leo Thang
Thị trường
25 tháng 9 2024
Thị Trường Trí Tuệ Nhân Tạo Bùng Nổ: Dự Kiến Đạt 990 Tỷ USD Vào Năm 2027
Cảnh báo
24 tháng 9 2024
Cảnh Báo Quan Trọng Từ InfoFinance Về Sàn Giao Dịch Analystque
Sàn giao dịch
24 tháng 9 2024
InfoFinance chia sẻ những điều cần lưu ý trước khi đầu tư tài chính online
Thị trường
24 tháng 9 2024