logo
Share

Trang chủ

Tin tức

Giá dầu hôm nay 23/11/2022

Giá dầu hôm nay 23/11/2022

23 tháng 11 2022・ 06:05

Trong phiên giao dịch ngày 23 tháng 11, giá dầu tăng lên vào đầu phiên giao dịch sau khi thông tin cho thấy kho dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh hơn dự kiến ​​vào tuần trước. Bối cảnh này thể hiện nguồn cung bị thắt chặt trước khi lệnh cấm của Liên minh châu Âu có hiệu lực và trần của nhóm G7 đối với dầu của Nga.

1.png.jpg

Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 25 xu, tương đương 0,3%, lên 88,61 USD/thùng lúc 08h01 giờ Việt Nam, trong khi dầu thô WTI tăng 35 xu, tương đương 0,4%, lên 81,30 USD/thùng.

Cả hai hợp đồng chuẩn đều tăng khoảng 1% trong phiên trước đó khi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kuwait, Iraq và Algeria đính chính lại bình luận từ Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê Út rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, gọi chung là OPEC+ không bình luận gì về khả năng thúc đẩy sản lượng dầu. Cuộc họp tiếp theo của OPEC+ để cân đối sản lượng là  ngày 4 tháng 12.

Các nhà phân tích cho biết sự không chắc chắn về cách thức Nga sẽ phản ứng với các kế hoạch của G7 nhằm hạn chế giá dầu của Nga đã hỗ trợ thêm cho thị trường.

Giới hạn giá, vẫn chưa được công bố nhưng sẽ được áp dụng từ ngày 5 tháng 12, có thể sẽ được điều chỉnh một vài lần trong năm để phù hợp với tình hình.

Stephen Innes, đối tác quản lý của SPI Asset Management, cho biết: “Các thương nhân theo dõi chặt chẽ hoạt động xuất khẩu của Nga và sẽ xem xét mức độ có thể cắt giảm doanh số bán hàng ở nước ngoài để trừng phạt những đợt tấn công của quốc gia này. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy giá dầu tăng”.

Giá dầu đi lên khi dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm xuống khoảng 4,8 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 18 tháng 11. 

Một số nhà phân tích được Reuters khảo sát đều dự kiến ​​tồn kho dầu thô giảm 1,1 triệu thùng.

Tuy nhiên, dữ liệu API cho thấy dự trữ sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu sưởi và nhiên liệu máy bay, tăng khoảng 1,1 triệu thùng so với dự đoán của các nhà phân tích là giảm 600.000 thùng.

Những lo ngại về nhu cầu dầu trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thắt chặt lãi suất và các chính sách phong tỏa phòng dịch nghiêm ngặt tại Trung Quốc khiến dầu càng chịu nhiều sức ép. Lệnh cấm vận của Liên minh Châu Âu đối với dầu mỏ của Nga bắt đầu có hiệu lực vào ngày 5 tháng 12 cũng là thông tin có ảnh hưởng lớn tới tâm lý các nhà đầu tư. 

Lệnh cấm này thể hiện quan điểm của EU trước động thái gây căng thẳng tại Ukraine. 

Chuyên gia Innes cho biết: “Rủi ro nghiêm trọng đối với chính sách trần giá là khả năng Nga trả đũa, Đây có thể trở thành một cú sốc tăng giá bổ sung cho thị trường dầu mỏ. Hiện, vàng đen đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ sự những bước đi không cụ thể, không chắc chắn tiếp theo của Nga."

Xung đột tại Ukraine thúc đẩy chuyển đổi năng lượng

Giám đốc điều hành tại các công ty trên 20 nền kinh tế lớn trên thế giới đều nhận thấy rằng cuộc xung đột ở Ukraine đã góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi sang năng lượng sạch. 

Điều này dường như đi ngược lại với những lo ngại cho rằng, lệnh cấm khí đốt tự nhiên của Nga sau cuộc tấn công đặc biệt vào Ukraine đang thúc đẩy nhu cầu than để sản xuất nhiệt và điện, đồng thời cản trở đầu tư vào năng lượng gió và mặt trời.

Ashurst cho biết “Nhu cầu đảm bảo an ninh năng lượng lớn hơn được thể hiện rõ ràng hơn vì  cuộc khủng hoảng này đang dẫn đến nhu cầu thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch nhanh hơn chứ không phải chậm lại”.

Ashurst cho biết hơn 75% trong số 1.999 giám đốc điều hành cấp cao được khảo sát tại G20 dự đoán xung đột Ukraine sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng tại các quốc gia này. Trong khi có 12% ý kiến dự đoán sẽ làm chậm quá trình chuyển đổi.

Cuộc khảo sát cho thấy các công ty và ngân hàng đang thúc đẩy đầu tư vào năng lượng tái tạo, đặc biệt là ở các quốc gia như Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc, với nguồn tài trợ của chính phủ đã giảm xuống vị trí thứ tư so với năm ngoái, khi vẫn là quốc gia dẫn đầu về phát thải. 

Xu hướng đó dự kiến ​​sẽ thay đổi hơn nữa, và các nhà lãnh đạo đều đang mong chờ sự hỗ trợ từ các quỹ chứ không phải tập đoàn đầu tư vào sự cải tạo này. Các quốc gia trên đều đặt mục tiêu sẽ là nhà đầu tư mới hàng đầu vào năng lượng tái tạo trong 5 năm tới, đặc biệt là ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cơ sở hạ tầng Quinbrook nhận thấy các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo ở Úc sẽ chậm lại trong hai năm tới do giá năng lượng khó đoán định, lợi nhuận và tình trạng thiếu thiết bị sẽ cản trở các dự án.

David Scaysbrook, người đồng sáng lập Đối tác Cơ sở hạ tầng Quinbrook cho biết "Vì vậy, năm tới các con số và hoạt động về đầu tư sẽ khá khiêm tốn.”

Ashurst đã thực hiện cuộc khảo sát thứ ba đối với các giám đốc điều hành cấp cao liên quan đến việc ra quyết định về năng lượng tại các doanh nghiệp nhà nước, công ty niêm yết công khai và công ty tư nhân trên khắp các quốc gia G20 từ ngày 22 tháng 6 đến ngày 7 tháng 7.

Đó là hoạt động trước khi Mỹ thông qua Đạo luật Giảm lạm phát (IRA), cung cấp hàng tỷ USD tín dụng thuế cho năng lượng tái tạo, có thể làm giảm đầu tư từ các quốc gia khác.

Hoa Nguyễn - Theo reuters.com

 

logo
Tất cả thông tin trên trang web của chúng tôi mang tính chất tham khảo tổng hợp, nhà đầu tư cần cân nhắc và tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi đầu tư của mình. Info Finance không chịu trách nhiệm về bất kỳ hành động nào của nhà đầu tư.
Chúng tôi hân hạnh hợp tác cùng
Hình ảnhHình ảnhHình ảnh

Social Media:

icon
icon
icon
icon
icon

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Hỗ trợ giải đáp/Tư vấn cho trader:

CS@infofx.vn

Hotline/Zalo/Telegram:

0904 096 829 / 093 1085 659