Share
Trang chủ
Tin tức
Giá dầu hôm nay 3/1/2023
Giá dầu hôm nay 3/1/2023
23 tháng 9 2024・ 16:46
Trong phiên giao dịch ngày 3 tháng 1 dầu đã trượt giá từ mức cao nhất trong một tháng do sức ép từ đồng đô la mạnh và thông tin nhận định kinh tế thế giới 2023 sẽ gặp nhiều khó khăn từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.
Dầu thô Brent kỳ hạn giảm 98 xu, tương đương 1,1%, xuống 84,93 USD/thùng vào lúc 08:48 giờ Việt Nam trong khi dầu thô WTI của Mỹ giao dịch ở mức 79,49 USD/thùng, giảm 77 xu, tương đương 1,0%, sau khi đồng đô la Mỹ mạnh lên. Đồng bạc xanh mạnh hơn khiến hàng hóa định giá bằng đồng tiền này trở nên đắt đỏ hơn đối với các khách hàng nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Các nhà phân tích của Societe Generale cho biết trong một báo cáo ngày 3 tháng 1 rằng hàng hóa đã chứng kiến lưu lượng trao đổi tăng đáng kể trị giá 12,3 tỷ đô la trong tuần kết thúc vào ngày 27 tháng 12, ghi nhận mức tăng hàng tuần lớn nhất vào năm 2022.
Các nhà phân tích cho biết: “Dầu thô Brent là hàng hóa có lưu lượng lớn nhất với mức tăng 3,4 tỷ USD khi Nga tuyên bố phản ứng của mình đối với việc EU và G7 áp đặt trần giá đối với xuất khẩu dầu thô của nước này sang các bên thứ ba”.
Một cuộc thăm dò giá dầu mới đây cho thấy giá dầu Brent dự kiến sẽ ở mức trung bình 89,37 USD/thùng vào năm 2023 trong khi mức trung bình của WTI là 84,84 USD/thùng do tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại.
Nhìn về nguồn cung tương lai, lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ thúc đẩy Nga chuyển hướng xuất khẩu các sản phẩm thô và tinh chế nhiều hơn từ châu Âu sang châu Á.
Các quốc gia nỗ lực đa dạng hoá nguồn cung năng lượng
Trong bối cảnh năng lượng vẫn đối mặt với tương lai mờ mịt trong năm 2023, các quốc gia vẫn nỗ lực để tìm nguồn cung. Tập đoàn năng lượng Eni của Italy (ENI.MI) hôm thứ Hai cho biết họ đã thành lập một công ty mới chuyên về vận tải bền vững, công ty sẽ phát triển quá trình tinh chế sinh học, khí mê-tan sinh học và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ di động trong và ngoài nước.
Động thái này là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Eni nhằm khai thác giá trị từ phạm vi kinh doanh đa dạng của mình bằng cách cụ thể hoá các mục tiêu và phát triển dự án thành các thực thể độc lập.
Tập đoàn hiện chưa tiết lộ cụ thể về định hướng hợp tác phát triển công ty mới trong tương lai.
Kể từ năm 2021, nhóm đã thành lập Plenitude, tập trung vào năng lượng tái tạo và Azule Energy, một liên doanh với BP (BP.L) dành riêng cho các hoạt động dầu khí ở Angola.
Năm ngoái, tập đoàn Eni đã niêm yết thành công công ty con Vaar Energy chuyên về dầu khí Na Uy.
Dự án Động lực bền vững Eni được kiểm soát trực tiếp bởi Eni, công ty nắm giữ 100% vốn cổ phần.
Giám đốc điều hành Eni Claudio Descalzi cho biết, "Thông qua hoạt động này, chúng tôi sẽ tích hợp và mở ra giá trị mới từ các sáng kiến, sản phẩm và dịch vụ công nghiệp của chúng tôi dựa trên các công nghệ tiên tiến sẽ tạo thành một dịch vụ di động độc đáo và khử cacbon."
Đây sẽ là đòn bẩy thứ hai hỗ trợ chiến lược chuyển đổi năng lượng của nhóm cùng với Plenitude, giám đốc Descalzi chia sẻ thêm.
Năm ngoái, Eni đã hoãn kế hoạch niêm yết Plenitude trên thị trường chứng khoán Milan do thị trường biến động, nhưng đợt chào bán lần đầu ra công chúng có thể được hồi sinh hoặc tập đoàn có thể xem xét hợp tác với một nhà đầu tư.
Eni Bền vững Mobility kết hợp các tài sản tinh chế sinh học và khí mê-tan sinh học hiện có, bao gồm các nhà máy lọc dầu sinh học Venice và Gela, đồng thời sẽ giám sát việc phát triển các dự án mới, bao gồm cả các dự án tại Livorno và Pengerang ở Malaysia.
Còn tại Anh, năm mới, chính phủ cũng có thêm động thái để hỗ trợ về năng lượng, đó là quỹ trị giá 75 triệu bảng Anh (90,5 triệu USD) nhằm giúp thúc đẩy sản xuất nhiên liệu hạt nhân trong nước cho các nhà máy điện và cắt giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp uranium của Nga hiện đã được mở cho các ứng dụng.
Quỹ này sẽ được công bố vào tháng 7, trao các khoản tài trợ cho các doanh nghiệp tham gia chuyển đổi uranium, một giai đoạn quan trọng trong quá trình tạo ra nhiên liệu hạt nhân từ kim loại này. Hiện quỹ vẫn nhận các ứng cử chuyển đổi từ các dainh nghiệp cho đến ngày 20 tháng 2.
Nga hiện sở hữu khoảng 20% công suất chuyển đổi uranium toàn cầu.
Bộ trưởng Năng lượng và Khí hậu Graham Stuart chia sẻ, “Giá khí đốt toàn cầu cao kỷ lục sau cuộc tấn công đặc biệt của tổng thống Nga Putin vào Ukraine, càng tô đậm thêm vai trò và nhu cầu của năng lượng tái tạo trong nước, cũng như năng lượng hạt nhân do Vương quốc Anh tạo ra - xây dựng nhiều nhà máy hơn và phát triển khả năng cung cấp nhiên liệu trong nước.”
Chính phủ cho biết khoản tiền lên tới 13 triệu bảng từ quỹ đã được trao cho địa điểm sản xuất nhiên liệu hạt nhân Springfields ở tây bắc nước Anh.
Nguồn cung cấp năng lượng đã trở thành trọng tâm chính kể từ khi cuộc khủng hoảng tại Ukraine nổ ra, khiến chi phí tăng cao đột ngột.
Việc bổ sung theo công suất phát điện hạt nhân theo kế hoạch sẽ làm giảm sự phụ thuộc của Anh vào khí đốt tự nhiên, loại nhiên liệu cung cấp khoảng 45% sản lượng điện vào năm 2021.
Anh sẽ trở thành cổ đông 50% trong dự án hạt nhân Sizewell C trong tháng 11, bằng cách cung cấp 700 triệu bảng tài trợ cho nhà máy, được lên kế hoạch ở phía đông nam nước Anh.
Hoa Nguyễn - Theo reuters.com
Tin liên quan
26 tháng 12 2024
Cơ quan điều tra tìm những người bị TikToker Mr. Pips lừa đảo
06 tháng 12 2024
CHIA SẺ TỪ NHÀ ĐẦU TƯ: RỦI RO KHI GIAO DỊCH TẠI SÀN TRADE4YOU
14 tháng 11 2024
Cảnh báo: Cân nhắc trước khi đầu tư vào Sàn giao dịch HFM
12 tháng 11 2024
Bùng Nổ Khuyến Mãi Tháng 11 từ MH Markets: Tiền Thưởng Giao Dịch, Hoàn Tiền Cực Hấp Dẫn và Quà Tặng Công Nghệ Đỉnh Cao!
07 tháng 11 2024
MH Markets: Lựa Chọn Uy Tín cho Nhà Đầu Tư Ngoại Hối và Vàng
01 tháng 11 2024