Share
Trang chủ
Tin tức
Giá vàng hôm nay 2/2/2023
Giá vàng hôm nay 2/2/2023
02 tháng 2 2023・ 03:07
Tiêu điểm trong ngày
*Fed thông báo tăng lãi suất ít hơn
*Tăng trưởng bảng lương tư nhân của Mỹ chậm lại trong tháng Giêng
Giá vàng tăng mạnh trở lại vào thứ Tư (1/2) khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed đưa ra những nhận xét ôn hòa đáng ngạc nhiên về cuộc chiến của ngân hàng trung ương nhằm giảm lạm phát, qua đó đã nhấn chìm đồng USD và báo hiệu mức lãi suất cao nhất có thể đang đến gần.
Cụ thể, vào lúc 3 giờ 48 phút giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tăng 1,2% lên 1.951,43 USD/ounce, mức cao nhất kể từ giữa tháng 4 năm 2022.
Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,1% ở mức 1.942,80 USD.
Đánh giá cuộc họp báo của Chủ tịch Fed Jerome Powell là 'tương đối ôn hòa', nhà phân tích Suki Cooper của Standard Chartered cho biết “họp báo của ông Powell báo hiệu con đường dẫn đến lãi suất cao nhất và nhấn mạnh lạm phát giảm đã giúp giá vàng tăng khi đồng USD suy yếu và lãi suất thực giảm.”
“Chúng tôi duy trì quan điểm Fed tạm dừng trước khi cắt giảm lãi suất trong nửa cuối năm 2023. Vàng đã tìm thấy sự hỗ trợ lớn từ các mức tăng lãi suất của ngân hàng trung ương và định vị của các nhà đầu tư được nâng lên trong giai đoạn này, qua đó cho thấy rằng nhiều ‘cơn gió’ vĩ mô đã được dự đoán và giá có thể sẽ đạt đỉnh trong Q1/2023.”
Fed đã tăng lãi suất mục tiêu thêm 25 điểm cơ bản vào thứ Tư, nhưng vẫn tiếp tục hứa hẹn “tiếp tục tăng” chi phí đi vay như một phần trong cuộc chiến chống lạm phát vẫn đang được Fed nỗ lực tiến hành.
Tai Wong, nhà giao dịch cấp cao tại Heraeus Precious Metals ở New York, Mỹ cho biết: “ông Powell đã cho thị trường giá lên động thái để phục hồi. Nếu mục đích là cung cấp mức tăng 25 điểm cơ bản theo kiểu cứng rắn thì đây là một hiệu suất không phù hợp.”
“Ông Powell đủ khả năng tung ra mọi tuyên bố diều hâu. Thị trường tài sản bùng nổ, đồng USD giảm xuống mức thấp mới gần đây và vàng tăng gần 1%. Đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi vàng đạt mức cao mới và khi giá giảm sẽ được mua vào,” chuyên gia Wong nói.
Vàng được định giá bằng đồng bạc xanh rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ, điều này làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng không mang lại lợi suất và ngược lại.
Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 1,3% lên 24,01 USD/ounce, trong khi bạch kim giảm 0,4% xuống 1.007,63 USD và palladium tăng 1,7% lên 1.676,72 USD.
Các ngân hàng trung ương gom vàng kỷ lục
Năm ngoái, nhu cầu về vàng của các ngân hàng trung ương tăng cao. Trong quý 4, các ngân hàng trung ương đã mua 417 tấn vàng, bổ sung vào gần 400 tấn đã mua trong quý 3. Hội đồng vàng thế giới WGC cho biết các ngân hàng trung ương đã mua 1.136 tấn vàng vào năm ngoái, mức cao nhất kể từ năm 1967. Tương tự như báo cáo quý 3, hầu hết các giao dịch mua vàng đều không được báo cáo.
WGC cho biết: “Năm 2022 không chỉ là năm mua ròng thứ 13 liên tiếp mà còn là năm có nhu cầu hàng năm cao thứ hai được ghi nhận từ năm 1950, được thúc đẩy bởi nhu cầu hơn 400 tấn trong cả quý 3 và quý 4”. “Cuộc khảo sát về vàng của ngân hàng trung ương hàng năm gần đây nhất của chúng tôi nêu bật hai động lực chính khiến các ngân hàng trung ương quyết định nắm giữ vàng: hoạt động của vàng trong thời kỳ khủng hoảng và vai trò của nó như một kho lưu trữ giá trị dài hạn. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trong một năm bị ảnh hưởng bởi bất ổn địa chính trị và lạm phát dai dẳng, các ngân hàng trung ương đã chọn tiếp tục bổ sung vàng vào kho dự trữ của họ với tốc độ nhanh hơn."
Juan Carlos Artigas, Trưởng phòng Nghiên cứu Toàn cầu tại Hội đồng Vàng Thế giới cho biết WGC kỳ vọng các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục mua ròng vàng trong tương lai gần, ngay cả khi tốc độ mua chậm lại so với mức kỷ lục được thấy vào năm ngoái.
Ông nói: “Việc ngân hàng trung ương gom vàng đang làm nổi bật thực tế rằng vàng vẫn là một tài sản rất quan trọng trong hệ thống tiền tệ. Mặc dù vàng không còn là tiền tệ hỗ trợ nữa nhưng nó vẫn được sử dụng. Tại sao? Bởi vì nó là một tài sản thực sự”.
Trong khi đầu tư vào vàng vật chất thúc đẩy nhu cầu vào năm ngoái, thị trường trang sức tiếp tục đối mặt với sự gián đoạn đáng kể do đại dịch COVID-19 gây ra.
Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, chứng kiến nhu cầu trang sức giảm 15% trong năm ngoái xuống còn 571 tấn, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 10 năm.
WGC cho biết trong báo cáo: “Nhu cầu hàng năm bị ảnh hưởng trong phần lớn thời gian của năm do các đợt phong tỏa tái diễn ở các thành phố lớn của Trung Quốc khi nước này thực hiện chính sách không COVID; sau đó là do số ca nhiễm tăng đột biến khi chính sách này được nới lỏng vào tháng 12”.
Tuy nhiên, chuyên gia Artigas nói rằng khi Trung Quốc tiếp tục đối phó với dịch bệnh và nền kinh tế mở cửa hơn nữa, các chuyên gia kỳ vọng năm 2023, nhu cầu trang sức bị dồn nén sẽ được giải phóng.
Như Mai - Theo reuters.com;kitco.com
Tin liên quan
26 tháng 12 2024
Cơ quan điều tra tìm những người bị TikToker Mr. Pips lừa đảo
06 tháng 12 2024
CHIA SẺ TỪ NHÀ ĐẦU TƯ: RỦI RO KHI GIAO DỊCH TẠI SÀN TRADE4YOU
14 tháng 11 2024
Cảnh báo: Cân nhắc trước khi đầu tư vào Sàn giao dịch HFM
12 tháng 11 2024
Bùng Nổ Khuyến Mãi Tháng 11 từ MH Markets: Tiền Thưởng Giao Dịch, Hoàn Tiền Cực Hấp Dẫn và Quà Tặng Công Nghệ Đỉnh Cao!
07 tháng 11 2024
MH Markets: Lựa Chọn Uy Tín cho Nhà Đầu Tư Ngoại Hối và Vàng
01 tháng 11 2024