logo
Share

Trang chủ

Tin tức

Giá dầu hôm nay 6/2/2023

Giá dầu hôm nay 6/2/2023

06 tháng 2 2023・ 04:31

Giá xăng dầu hôm nay 6/2 đồng loạt giảm do chịu tác động bởi dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Theo oilpricedầu WTI của Mỹ giảm 1,24% xuống 73,22 USD/thùng, dầu Brent giảm 2,1% xuống mức 79,89 USD/thùng.

img-20221122-093922-1044.jpg

Tuần trước, cả dầu Brent và WTI đều đã giảm gần 8% bất chấp các dấu hiệu cho thấy nhu cầu dầu thô của Trung Quốc có thể phục hồi và lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm dầu thô của Nga của Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực từ ngày 5/2.

Giá dầu đã lao dốc không phanh, chịu tác động bởi dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy dự trữ dầu thô, xăng, và các sản phẩm chưng cất của Mỹ tăng mạnh trong tuần trước đó; OPEC+ quyết định sẽ không có bất kỳ thay đổi nào đối với chiến lược sản lượng của mình vào thời điểm này; và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất mục tiêu của mình thêm 0,25 điểm phần trăm, đồng thời hứa sẽ tiếp tục tăng lãi suất.

Trong 5 phiên giao dịch của tuần, giá dầu đã giảm tới 4 phiên và chỉ tăng duy nhất 1 phiên. Tính cả tuần, giá dầu Brent giảm 7,8%, giá dầu WTI giảm 7,9%.

Trong bối cảnh OPEC+ vẫn duy trì hạn ngạch sản lượng của mình, Reuters ngày 5-2 đưa tin, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol cho biết các nhà sản xuất dầu có thể phải xem xét lại chính sách sản lượng của họ sau khi nhu cầu phục hồi ở Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới.

Pump jacks operate at sunset in an oil field in Midland

Ngày 5/2, Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu cấm nhập khẩu các nhiên liệu tinh chế của Nga như dầu diesel, dầu hỏa và dầu mazut trong nỗ lực hạn chế các nguồn thu chính của Mosvka, Nga.

Động thái này được cho sẽ gây ra những thay đổi đáng kể trong giao dịch dầu toàn cầu, đặc biệt là dầu diesel- nguồn nhiên liệu quan trọng của nền kinh tế.

Biện pháp cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu của Nga có hiệu lực cùng lúc với biện pháp áp giá trần các sản phẩm này mà Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đưa ra, qua đó mở rộng lệnh cấm các hoạt động vận chuyển dầu Nga bằng đường biển vốn có hiệu lực từ tháng 12/2022.

Biện pháp mới cấm các tàu của EU chở các sản phẩm dầu mỏ có nguồn gốc từ Nga được mua bán ở hoặc dưới mức giá trần đặt ra, cũng áp dụng với các công ty hỗ trợ kỹ thuật, môi giới hoặc tài chính như các công ty bảo hiểm cho các hãng vận chuyển dầu mỏ tinh chế của Nga. Mức phạt với công ty vi phạm có thể lên đến 5% doanh thu toàn cầu.

Các nước EU, G7 và Australia cũng đã đạt được thỏa thuận về mức giá trần sẽ áp dụng đối với các sản phẩm dầu của Nga kể từ ngày 5/2, lần lượt là 100 USD/thùng đối với các sản phẩm cao cấp như dầu diesel và 45 USD/thùng đối với các sản phẩm giá rẻ hơn như dầu nhiên liệu.

Nhà phân tích Craig Erlam của nền tảng giao dịch OANDA cho biết dầu Brent dự kiến sẽ quay trở lại phạm vi giá từ 90-100 USD/thùng khi nguồn cung cho thị trường dầu mỏ thắt chặt.

Mức tải dầu từ các cảng Baltic của Nga dự kiến tăng 50% trong tháng này so với tháng 12/2022, nhằm đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ ở châu Á và hưởng lợi từ sự gia tăng giá năng lượng toàn cầu.

John Kilduff, Đối tác tại Again Capital LLC, nhận định: “Nếu nguồn cung của Nga vẫn mạnh trong tháng tới, dầu có thể sẽ tiếp tục xu hướng giảm”. Ông Kilduff cũng nói thêm rằng, việc chốt lời trước cuối tuần có thể khiến giá dầu suy giảm.

Theo Hoa Nguyễn tổng hợp

 

logo
Tất cả thông tin trên trang web của chúng tôi mang tính chất tham khảo tổng hợp, nhà đầu tư cần cân nhắc và tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi đầu tư của mình. Info Finance không chịu trách nhiệm về bất kỳ hành động nào của nhà đầu tư.
Chúng tôi hân hạnh hợp tác cùng
Hình ảnhHình ảnhHình ảnh

Social Media:

icon
icon
icon
icon
icon

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Hỗ trợ giải đáp/Tư vấn cho trader:

CS@infofx.vn

Hotline/Zalo/Telegram:

0904 096 829 / 093 1085 659