Share
Trang chủ
Tin tức
Giá dầu hôm nay 16/12/2022
Giá dầu hôm nay 16/12/2022
28 tháng 8 2024・ 02:19
Giá dầu tăng vào đầu phiên giao dịch châu Á trong ngày 16/12 sau khi giảm 2% trong phiên trước đó do ngân hàng trung ương tăng lãi suất. Rất có thể vàng đen sẽ kết thúc tuần ở mức cao hơn sau một loạt các dự báo nhu cầu dầu khả quan. Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 36 xu hay 0,4% lên 81,57 USD/thùng vào lúc 08h09 giờ Việt Nam. Hợp đồng dầu WTI của Mỹ tăng 25 xu, tương đương 0,3%, lên 76,36 USD/thùng.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell ngày 14/12 cho biết ngân hàng ngày sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm 2023, ngay cả khi nền kinh tế rơi vào suy thoái. Ngày 15/12, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng đã tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Nhà phân tích Tina Teng của công ty dịch vụ tài chính CMC Markets (Anh), cho biết giá dầu đang chịu sức ép trước lập trường cứng rắn của Fed đối với chính sách tiền tệ, làm dấy lên những lo ngại mới về tăng trưởng kinh tế, nâng giá đồng USD và khiến giá hàng hóa giảm. Đồng USD mạnh hơn khiến dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với những người sử dụng các loại tiền tệ khác.
EU sẽ thúc đẩy nhiều hợp đồng mua khí đốt hơn trong năm tới
Bản dự thảo kết luận Hội nghị thượng đỉnh EU, dự kiến diễn ra ngày 15/12, cho thấy liên minh này sẽ hành động nhanh chóng để bắt đầu mua khí đốt chung, một ý tưởng được EU đề xuất vào năm ngoái nhằm sử dụng sức mạnh của khối với tư cách là thị trường khí đốt lớn nhất thế giới để thương lượng giảm giá bán.
Dự thảo cho hay, các quốc gia EU cũng nên đẩy nhanh đàm phán với các nhà cung cấp đáng tin cậy "để đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt cho mùa Đông năm 2023/2024 với hy vọng sẽ ký kết các hợp đồng dài hạn".
Nga là nhà cung cấp khí đốt hàng đầu của châu Âu nhưng đã cắt giảm phần lớn nguồn cung cho châu lục này kể từ khi Moskva tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, khiến giá năng lượng tăng vọt và buộc các nước EU phải tìm cách đảm bảo nguồn cung từ các nước khác là Algeria , Na Uy và Mỹ.
Brussels cho biết phần lớn nguồn cung khí đốt của Nga nên được thay thế bằng năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng được sản xuất trong nước để đảm bảo EU đáp ứng các mục tiêu về biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, EU đang đàm phán về một luật được đề xuất cấm các quốc gia ký kết các hợp đồng khí thải CO2 có thời hạn sau năm 2049, để tránh những hợp đồng như vậy cản trở mục tiêu của khối là đưa mức phát thải khí nhà kính về 0 vào năm 2050.
Theo Hoa Nguyễn tổng hợp
Tin liên quan
26 tháng 12 2024
Cơ quan điều tra tìm những người bị TikToker Mr. Pips lừa đảo
06 tháng 12 2024
CHIA SẺ TỪ NHÀ ĐẦU TƯ: RỦI RO KHI GIAO DỊCH TẠI SÀN TRADE4YOU
14 tháng 11 2024
Cảnh báo: Cân nhắc trước khi đầu tư vào Sàn giao dịch HFM
12 tháng 11 2024
Bùng Nổ Khuyến Mãi Tháng 11 từ MH Markets: Tiền Thưởng Giao Dịch, Hoàn Tiền Cực Hấp Dẫn và Quà Tặng Công Nghệ Đỉnh Cao!
07 tháng 11 2024
MH Markets: Lựa Chọn Uy Tín cho Nhà Đầu Tư Ngoại Hối và Vàng
01 tháng 11 2024