Share
Trang chủ
Tin tức
Giá dầu hôm nay 12/12/2022
Giá dầu hôm nay 12/12/2022
14 tháng 9 2024・ 09:20
Trong phiên giao dịch ngày 12 tháng 12, giá dầu tăng hơn 1% sau khi một đường ống chính cung cấp dầu cho Mỹ vẫn đóng cửa. Bên cạnh đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đe dọa cắt giảm sản lượng để đáp trả các lệnh hạn chế từ phương Tây.
Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 46 xu, tương đương 0,6%, ở mức 76,56 USD/thùng lúc 12:00 giờ Việt Nam. Dầu thô WTI của Mỹ đạt mức 71,59 USD/thùng, tăng 57 xu, tương đương 0,8%.
Phiên đầu tuần này, cả dầu Brent và WTI đều tăng sau khi ghi nhânj mức giảm về đáy thấp nhất kể từ 12/2021 trong tuần trước. Thị trường vẫn lo ngại rằng suy thoái kinh tế toàn cầu có thể xảy ra và sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA, cho biết: “Giá dầu nhích lên trong phiên sáng nay là do đường ống Keystone vẫn đóng cửa, các biện pháp phòng chống dịch COVID của Trung Quốc đã phần nào nới lỏng và lo ngại rằng Nga có thể giảm sản lượng”.
TC Energy chưa tìm ra nguyên nhân rò rỉ đường ống dẫn dầu Keystone
Mới đây, tập đoàn TC Energy của Canada (TRP.TO) cho biết vẫn chưa xác định được nguyên nhân rò rỉ đường ống dẫn dầu Keystone tại Hoa Kỳ, đồng thời cũng không đưa ra mốc thời gian khi nào đường ống này sẽ hoạt động trở lại.
TC đã đóng cửa đường ống sau khi hơn 14.000 thùng dầu thô bị tràn ra một con lạch tại Kansas hôm thứ Tư, khiến nó trở thành một trong những vụ tràn dầu thô lớn nhất của Mỹ trong gần một thập kỷ.
Tập đoàn thông báo, "Các nhóm của chúng tôi tiếp tục tích cực điều tra nguyên nhân của sự cố. Chúng tôi chưa xác nhận thời gian dự án này khởi động trở lại và sẽ chỉ tiếp tục dịch vụ khi thấy an toàn và được sự chấp thuận của cơ quan quản lý”.
Nhà điều hành đường ống cho biết họ có hơn 250 người đang làm việc trong sự cố rò rỉ, bao gồm cả các chuyên gia môi trường của bên thứ ba. Đồng thời, TC nhấn mạnh rằng nhóm các chuyên gia đang liên tục theo dõi chất lượng không khí và hiện tại không có dấu hiệu bất lợi nào cho sức khỏe hoặc mối lo ngại của công chúng.
Tuyến Keystone công suất 622.000 thùng/ngày là tuyến huyết mạch quan trọng vận chuyển dầu thô nặng của Canada từ Alberta đến các nhà máy lọc dầu ở Trung Tây Hoa Kỳ và Bờ Vịnh.
Việc Keystone đóng cửa sẽ cản trở việc vận chuyển dầu thô của Canada đến trung tâm lưu trữ của Mỹ ở Cushing, Oklahoma và đến vùng Vịnh, nơi dầu được các nhà máy lọc dầu xử lý hoặc xuất khẩu.
Trong bối cảnh lo ngại tình trạng gián đoạn nguồn cung năng lượng, cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho biết,các công ty điện lực ở Mỹ có thể tăng gấp ba dung lượng lưu trữ pin của họ trong ba năm tới, khi các dự án mới phát triển lớn hơn trong khi công suất năng lượng gió và mặt trời mở rộng.
Các nhà phát triển và chủ sở hữu nhà máy điện đã báo cáo kế hoạch tăng dung lượng lưu trữ pin ở quy mô tiện ích từ 7,8 gigawatt (GW) vào tháng 10 năm nay lên 30 GW vào cuối năm 2025, nhằm đối phó với tình trạng khan hiếm nguồn cung.
Việc tăng cường dự trữ pin năng lượng mới chỉ mới bắt đầu phát triển tại Mỹ vào năm 2020, dự kiến sẽ đạt 9,1 GW vào cuối năm 2022, trước khi tăng gấp đôi vào năm 2023 lên 19 GW và đạt 28,4 GW vào năm 2024.
EIA cho biết: “Giống như năng lượng mặt trời, sự phát triển của pin lưu trữ sẽ thay đổi danh mục sản xuất điện của Mỹ vì nó sẽ làm cho các nguồn năng lượng không liên tục như gió và mặt trời ổn định hơn bằng cách lưu trữ thêm năng lượng để sử dụng sau này.”
Hiện, Texas chiếm 7,9 GW trong tổng số bổ sung bộ lưu trữ pin theo kế hoạch cho đến năm 2025, dự kiến sẽ có 42,5 GW công suất gió và 30,9 GW công suất năng lượng mặt trời vào năm đó.
California, hiện có 16,8 GW công suất năng lượng mặt trời với kế hoạch bổ sung 7,7 GW trong ba năm tới, sẽ lắp đặt 7,6 GW dung lượng pin trong cùng giai đoạn.
Không riêng gì Mỹ mà các quốc gia ở châu Âu cũng tập trung vào năng lượng tái tạo. Ngày 12/12, Cơ quan Môi trường Đức cho biết sản lượng điện từ năng lượng tái tạo của Đức đã tăng vào năm 2022, nhưng vẫn dưới ngưỡng cần thiết để đạt được mục tiêu tạo ra 80% điện năng từ năng lượng tái tạo vào năm 2030.
Năng lượng tái tạo dự kiến sẽ chiếm khoảng 46% lượng điện tiêu thụ của Đức trong năm nay, tăng từ 41% một năm trước đó.
Khoảng 256 terrawatt giờ (TWh) đã được tạo ra vào năm ngoái, chủ yếu từ năng lượng gió và mặt trời, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu 269 TWh trong năm để đạt được mục tiêu khoảng 600 TWh vào năm tới. 2030.
Với mục tiêu trở thành quốc gia trung hòa carbon vào năm 2045, Berlin đã nâng cao các mục tiêu năng lượng tái tạo trong năm nay và thông qua một số dự luật nhằm giảm bớt các hạn chế và đẩy nhanh việc triển khai năng lượng gió và mặt trời, tuyên bố việc mở rộng là "lợi ích cộng đồng nổi bật".
Nhu cầu về năng lượng tái tạo trở nên cấp bách hơn bao giờ hết trong bối cảnh nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu của Nga giảm mạnh sau khi Nga tấn công vào Ukraine.
Cơ quan này cho biết, năng lượng gió đã tạo ra tổng cộng 128 TWh trong năm nay, trong đó 103 TWh đến từ các tua-bin gió trên bờ, nhưng sản lượng không thể đạt được giá trị cao nhất trước đó vào năm 2020 do có ít công trình lắp đặt điện gió mới.
Hoa Nguyễn - Theo reuters.com
Tin liên quan
26 tháng 12 2024
Cơ quan điều tra tìm những người bị TikToker Mr. Pips lừa đảo
06 tháng 12 2024
CHIA SẺ TỪ NHÀ ĐẦU TƯ: RỦI RO KHI GIAO DỊCH TẠI SÀN TRADE4YOU
14 tháng 11 2024
Cảnh báo: Cân nhắc trước khi đầu tư vào Sàn giao dịch HFM
12 tháng 11 2024
Bùng Nổ Khuyến Mãi Tháng 11 từ MH Markets: Tiền Thưởng Giao Dịch, Hoàn Tiền Cực Hấp Dẫn và Quà Tặng Công Nghệ Đỉnh Cao!
07 tháng 11 2024
MH Markets: Lựa Chọn Uy Tín cho Nhà Đầu Tư Ngoại Hối và Vàng
01 tháng 11 2024