Share
Trang chủ
Tin tức
Giá dầu hôm nay 21/11/2022
Giá dầu hôm nay 21/11/2022
19 tháng 9 2024・ 03:41
Trong phiên giao dịch ngày 21 tháng 11, giá dầu giảm xuống gần mức thấp nhất trong hai tháng. Trước đó, dầu đã giảm khoảng 1 USD/thùng, do lo ngại về nguồn cung hạ nhiệt trong khi nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc vẫn chưa khởi sắc và đồng bạc xanh lại tiếp tục gây sức ép cho vàng đen.
Dầu thô Brent kỳ hạn tháng 1 đã giảm 74 xu, tương đương 0,8%, xuống 86,88 USD/thùng vào lúc 14h15 giờ Việt Nam.
Hợp đồng dầu WTI của Mỹ giao tháng 12 về mức 79,40 USD/thùng, giảm 68 xu hay 0,9%, trước khi hợp đồng hết hạn vào cuối ngày thứ Hai. Hợp đồng tháng Giêng sôi động hơn và cũng giảm 59 xu hay 0,7% xuống 79,52 USD/thùng.
Cả hai dầu chuẩn đều khép lại tuần giao dịch vừa qua với mức đáy kể từ ngày 27 tháng 9. Cụ thể, dầu dầu Brent giảm 9% và dầu WTI giảm 10%, ghi nhận tuần giảm thứ hai liên tiếp.
Tina Teng, nhà phân tích của CMC Markets cho biết: “Ngoài triển vọng nhu cầu suy yếu do các biện pháp đối phó với dịch COVID 19 của Trung Quốc, sự phục hồi của đồng đô la Mỹ hôm nay cũng là một yếu tố làm giảm giá dầu. Tâm lý rủi ro trở nên mong manh hơn khi tất cả các dữ liệu kinh tế của các nước lớn gần đây đều cho thấy một kịch bản suy thoái, đặc biệt là ở Vương quốc Anh và khu vực đồng euro”. Không chỉ vậy, những bình luận mang tính “diều hâu” từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong tuần trước cũng làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế hàng đầu thế giới này.
Đáng chú ý, số ca mắc COVID 19 mới ở Trung Quốc vẫn gần với mức cao nhất của tháng 4 khi nước này đang căng mình chiến đấu với dịch bệnh bùng phát trên toàn quốc và ở các thành phố lớn. Các trường học trên một số quận ở thủ đô Bắc Kinh đã chuyển sang lớp học trực tuyến sau khi ghi nhận nhiều ca nhiễm mới trong ngày đầu tuần. Giới chức chính quyền đã yêu cầu người dân không được ra ngoài và thực hiện phong tỏa 5 ngày ở những quận đông dân nhất của Quảng Châu.
Trong khi đó, nguồn cung dầu thô khan hiếm ở châu Âu đã giảm bớt khi các nhà máy lọc dầu tăng cường dự trữ trước thời điểm thực hiện các biện pháp trừng phạt dầu Nga vào ngày 5 tháng 12, gây áp lực lên các thị trường dầu thô vật chất.
Người đứng đầu chính sách năng lượng của EU cho biết khu vực này dự kiến sẽ hoàn thành các quy định của mình để kịp thời đưa ra kế hoạch G7 nhằm hạn chế giá dầu thô của Nga vào ngày 5 tháng 12.
Thị trường dầu diesel vẫn khan hiếm, Châu Âu và Mỹ dường như vẫn “gằng co” từng thùng dầu. Trong khi Trung Quốc tăng gần gấp đôi xuất khẩu dầu diesel trong tháng 10 so với một năm trước đó lên 1,06 triệu tấn, khối lượng này vẫn thấp hơn nhiều so với mức 1,73 triệu tấn của tháng 9.
Nhu cầu ở Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới vẫn bị hạn chế do COVID 19 trong khi triển vọng tăng lãi suất, nâng giá đồng bạc xanh vẫn gây áp lực lên dầu thô.
Ủy ban Châu Âu có kế hoạch đề xuất mức trần đối với giá khí đốt tự nhiên sau ngày 24 tháng 11, trong nỗ lực đối phó với khủng hoảng năng lượng bắt nguồn từ căng thẳng tại Ukraine.
Liên minh châu Âu với 27 quốc gia thành viên trong nhiều tháng qua đã tranh luận về việc có nên hạn chế giá khí đốt hay không, khi khối này đang nỗ lực kiềm chế lạm phát tăng cao và giá năng lượng cũng tăng lên do Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt sang châu Âu.
Ủy viên năng lượng của EU Kadri Simson cho biết cơ quan soạn thảo các chính sách của EU sẽ đề xuất mức trần sau cuộc họp của các bộ trưởng năng lượng EU vào ngày 24 tháng 11.
Trong một cuộc phỏng vấn bên lề hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP27 ở Ai Cập, Simson cho biết: “Chúng tôi sẽ hành động nhanh chóng và chúng tôi sẽ đưa ra một đề xuất pháp lý ngay lập tức sau khi các bộ trưởng yêu cầu như vậy. Chúng tôi đã làm bài tập về nhà của mình. Tôi nghĩ rằng mức trần giá này có thể giúp chúng tôi xoa dịu thị trường... loại bỏ rủi ro rằng chúng tôi sẽ không nhận được hàng hóa."
Các nước EU đang chia rẽ về việc có nên hạn chế giá xăng hay không. Sau khi được Ủy ban đề xuất, sẽ cần có ít nhất 15 quốc gia phê duyệt biện pháp này để chiếm đa số.
Bỉ, Ba Lan, Ý và Hy Lạp đã yêu cầu Brussels đề xuất trần giá khí đốt trước ngày 24 tháng 11 và đe dọa sẽ chặn các chính sách khác của EU, bao gồm các quy tắc tăng cường năng lượng tái tạo.
Các quốc gia khác bao gồm Đức, nước sử dụng khí đốt lớn nhất châu Âu, cảnh báo giá trần có thể khiến các quốc gia gặp khó khăn trong việc đảm bảo hàng hóa trên thị trường khí đốt quốc tế.
Mức giá trần theo kế hoạch mà Ủy ban đã phác thảo trong một tài liệu, sẽ có hiệu lực nếu giá tăng vọt đến mức được xác định trước và giới hạn giá của các giao dịch hợp đồng tháng trước đối với chuyển nhượng quyền sở hữu của Hà Lan cơ sở đầu mối kinh doanh khí gas.
“Chúng tôi không thị trường bị ngưng lại như vậy. Trong một thị trường hàng hóa toàn cầu, chúng tôi không thể thu hút khối lượng này trừ khi giá khí đốt cạnh tranh được với các khu vực khác trên thế giới, cụ thể là thị trường châu Á.”
Tài liệu đã được chia sẻ với các nước thành viên EU không nêu rõ mức giá mà nước này sẽ sử dụng, nhưng cho biết sẽ bị đình chỉ ngay lập tức nếu nó gây ra những "rối loạn thị trường ngoài ý muốn" gây tổn hại đến an ninh năng lượng của châu Âu.
Hoa Nguyễn - Theo reuters.com
Tin liên quan
26 tháng 9 2024
IVY MARKETS - GIAO DỊCH TRÊN MỌI THỊ TRƯỜNG VỚI NỀN TẢNG ỔN ĐỊNH VÀ UY TÍN HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI
Sàn giao dịch
25 tháng 9 2024
JPPro : 5 Thói Quen Xấu Nhà Giao Dịch Nên Từ Bỏ
Thị trường
25 tháng 9 2024
Giá Vàng Lập Kỷ Lục Mới Khi Căng Thẳng Trung Đông Leo Thang
Thị trường
25 tháng 9 2024
Thị Trường Trí Tuệ Nhân Tạo Bùng Nổ: Dự Kiến Đạt 990 Tỷ USD Vào Năm 2027
Cảnh báo
24 tháng 9 2024
Cảnh Báo Quan Trọng Từ InfoFinance Về Sàn Giao Dịch Analystque
Sàn giao dịch
24 tháng 9 2024
InfoFinance chia sẻ những điều cần lưu ý trước khi đầu tư tài chính online
Thị trường
24 tháng 9 2024