Share
Trang chủ
Tin tức
Giá dầu hôm nay 29/11/2022
Giá dầu hôm nay 29/11/2022
30 tháng 8 2024・ 08:49
Trong phiên giao dịch ngày 29 tháng 11, giá dầu tăng vọt sau kỳ vọng Trung Quốc sẽ nới lỏng các biện pháp kiểm soát dại dịch COVID-19. Cuối tuần qua, dư luận nước này đã phản ứng mạnh, và tổ chức biểu tình để phản đối những biện pháp quá khắt khe.
Dầu thô Brent tăng 1,4 USD, tương đương 1,7% và giao dịch ở mức 84,57 USD/thùng lúc 13h45 giờ Việt Nam. Hợp đồng tương lai dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 1,17 USD, tương đương 1,5%, lên 78,39 USD/thùng.
Cả hai điểm chuẩn đã tăng hơn 2 USD trong đầu phiên giao dịch.
Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp báo liên quan đến các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát COVID trong bối cảnh các ca nhiễm mới chạm mức kỷ lục và các cuộc biểu tình ở Thượng Hải và Bắc Kinh.
Cổ phiếu châu Á cũng tăng điểm khi có thông tin tình trạng bất ổn có thể dẫn đến việc nới lỏng các hạn chế tại Trung Quốc. Những tin đồn tương tự đã khiến thị trường lên xuống thất thường trong nhiều tuần trở lại đây.
Giá dầu còn được hỗ trợ bởi kỳ vọng các nhà sản xuất dầu lớn sẽ điều chỉnh kế hoạch sản xuất tại cuộc họp sắp tới.
Tổ chức OPEC+ sẽ tổ chức một cuộc họp vào ngày 4 tháng 12. Các nhà phân tích tại Eurasia Group đã đề xuất trong một lưu ý vào thứ Hai rằng nhu cầu suy yếu từ Trung Quốc có thể thúc đẩy OPEC+ cắt đầu ra.
Các nhà phân tích từ Haitong Futures cho biết: “Mặc dù đây chỉ là phỏng đoán… không phải là tuyên bố chính thức từ OPEC, nhưng vẫn phản ánh tâm lý thị trường trong ngắn hạn và có khả năng sẽ tạo ra bước ngoặt đối với giá dầu”.
OPEC+ bắt đầu hạ mục tiêu sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày (bpd) vào tháng 11, nhằm mục đích hỗ trợ giá dầu.
Các thị trường cũng đang đánh giá tác động của việc phương Tây áp giá trần sắp tới đối với dầu mỏ của Nga.
Giới chức nhóm G7 và Liên minh châu Âu đã thảo luận về mức trần từ 65 đến 70 USD một thùng, với mục đích hạn chế doanh thu để tài trợ cho cuộc tấn công quân sự của Moscow ở Ukraine mà không làm gián đoạn thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Giá trần sẽ có hiệu lực vào ngày 5 tháng 12, khi lệnh cấm của EU đối với dầu thô của Nga cũng có hiệu lực.
Pháp tăng cường tuyển dụng trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng
Mới đây, công ty điện lực khổng lồ EDF của Pháp (EDF.PA) đang tìm cách tuyển dụng một thế hệ thợ hàn, thợ lắp đường ống và nhà sản xuất nồi hơi mới để sửa chữa các lò phản ứng hạt nhân cũ nhằm đáp ứng nguồn cung khi mà khủng hoảng năng lượng ở châu Âu bùng phát trở lại. Bối cảnh này cho thấy sức hấp dẫn của năng lượng nguyên tử.
Vấn đề là ở Pháp đang thiếu hụt những công nhân lành nghề đến mức EDF, đã phải tuyển gấp khoảng 100 nhân công mới trong số đó, từ Mỹ và Canada. Đây là lĩnh vực mà trước đây công ty này hoàn toàn không “mặn mà.”
Pháp cũng đang nỗ lực trong quá trình quốc hữu hóa hoàn toàn, chạy đua với thời gian để đảm bảo lực lượng hạt nhân có thể hoạt động hết công suất trong suốt mùa đông. Hiện, sản lượng điện trong năm nay tại quốc gia này đã giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm do số lần mất điện kỷ lục.
Đây không chỉ là vấn đề giữ ấm cho các hộ gia đình ở Pháp và các nước châu Âu khác trong những tháng lạnh nhất mà còn là sản lượng thấp hơn trong năm nay dự kiến sẽ khiến công ty thiệt hại khoảng 32 tỷ euro (33 tỷ USD) năm 2022, khiến tình hình tài chính của công ty gặp nguy hiểm.
EDF đang chuẩn bị xây dựng ít nhất sáu lò phản ứng thế hệ mới trong vòng 25 năm tới, với tổng vốn đầu tư khoảng 52 tỷ euro, do đó, tập đoàn này đang gấp rút tăng cường tuyển dụng trên khắp cả nước.
Tập đoàn EDF đã đồng tài trợ cho việc mở một trung tâm đào tạo thợ hàn ở Normandy - Haute Ecole demation en soudage (Hefais) trong tháng trước, với số lượng khoảng 40 học viên trong năm nay, dự kiến sẽ tăng lên 200 học viên từ năm 2023.
Tuy nhiên, giới phân tích nhận định đây chỉ là một “giọt nước trong biển cả”. EDF ước tính rằng ngành công nghiệp hạt nhân của Pháp cần tuyển dụng từ 10.000 đến 15.000 công nhân mỗi năm trong vòng 7 năm tới.
Chỉ riêng EDF phải tìm 3.000 công nhân mới mỗi năm trong thời gian đó - hoặc 15% lực lượng lao động hiện đang được triển khai tại các nhà máy hạt nhân trong nước - tăng từ 2.500 trong giai đoạn 2019-2022.
Tập đoàn còn muốn thuê 1.000 thợ hàn vào năm 2030, gấp đôi số lượng hiện nay.
Clement Bouilloux, giám đốc tại Pháp tại công ty tư vấn năng lượng EnAppSys cho biết “Đây là những mục tiêu khá tham vọng. Quy mô kế hoạch của quốc gia cho các lò phản ứng mới có thể khiến việc tuyển dụng lực lượng lao động phù hợp trở nên khó khăn. Đáng tiếc là trước đó chúng tôi chưa từng có một nỗ lực xây dựng hạt nhân như thế kể từ những năm 1970."
Pháp cũng giống như các nước phương Tây khác, từ lâu đã có sự chênh lệch về kỹ năng trong lao động. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao, các ngành sản xuất, xây dựng, kỹ thuật và công nghệ thông tin của Pháp thì lại không tìm được công nhân đáp ứng yêu cầu.
Một thỏa thuận khung đã được ký kết với các công đoàn vào ngày 8 tháng 11 để kêu gọi đợt đầu tiên là 70 công nhân lành nghề chuyển đến Penly vào năm tới, trước khi khởi công xây dựng.
Hoa Nguyễn - Theo reuters.com
Tin liên quan
14 tháng 11 2024
Cảnh báo: Cân nhắc trước khi đầu tư vào Sàn giao dịch HFM
12 tháng 11 2024
Bùng Nổ Khuyến Mãi Tháng 11 từ MH Markets: Tiền Thưởng Giao Dịch, Hoàn Tiền Cực Hấp Dẫn và Quà Tặng Công Nghệ Đỉnh Cao!
07 tháng 11 2024
MH Markets: Lựa Chọn Uy Tín cho Nhà Đầu Tư Ngoại Hối và Vàng
01 tháng 11 2024
ĐỘI NGŨ IB SÀN GFS CÓ ĐÁNG TIN?
28 tháng 10 2024
CPT Markets – Sàn Giao Dịch Có Dấu Hiệu Là Sàn Ăn Cháy.
22 tháng 10 2024
Cảnh Báo: VerboCapital – Sàn Giao Dịch Forex Có Dấu Hiệu Lừa Đảo
18 tháng 10 2024