Share
Trang chủ
Tin tức
Giá dầu hôm nay 18/11/2022
Giá dầu hôm nay 18/11/2022
18 tháng 11 2022・ 13:57
Trong phiên giao dịch ngày 18 tháng 11, vàng đen tăng trở lại khi đồng đô la Mỹ giảm giá do nhu cầu tại Trung Quốc suy yếu và có khả năng Mỹ tăng lãi suất. Tuy nhiên, tính trung bình tuần, dầu vẫn đang hướng tới tuần giảm.
Dầu thô Brent kỳ hạn tăng trở lại 64 xu, tăng 0,7% lên 90,42 USD/thùng lúc 11h46 giờ Việt Nam, gần rơi về mức thấp nhất trong 4 tuần là 89,53 USD, ghi nhận trong phiên trước đó.
Hợp đồng tương lai dầu thô WTI của Mỹ tăng 75 xu, tương đương 0,9%, lên 82,39 USD/thùng, và gần về mức thấp nhất trong 6 tuần. Dầu WTI đã giảm hơn 7% trong tuần này, trong khi dầu Brent giảm gần 6%.
Chỉ số đồng USD hạ nhiệt trong thứ Sáu, khiến dầu thô rẻ hơn đối với những khách hàng nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Stephen Innes, đối tác quản lý tại SPI Asset Management, cho biết: “Tôi không muốn sử dụng câu thần chú bù đắp cho ngắn hạn nhưng không có nhiều yếu tố tích cực để kích thích giá dầu hiện nay.”
Các nhà phân tích cho biết những lo ngại về khả năng Trung Quốc tiếp tục đóng cửa để hạn chế sự gia tăng các ca nhiễm COVID 19 mới, vốn đã chạm mức cao nhất kể từ tháng 4 khiến thị trường u ám hơn. Bên cạnh đó, Mỹ tăng lãi suất cũng đẩy nên kinh tế hàng đầu thế giới bên bờ vực suy thoái.
Nhận định từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong tuần này và dữ liệu doanh số bán lẻ mạnh hơn dự kiến đã làm lu mờ kỳ vọng Fed điều tiết các đợt tăng lãi suất.
Theo một cuộc thăm dò của Reuters, Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 12 sau bốn lần tăng 75 điểm cơ bản liên tiếp.
Warren Patterson, trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa tại ING, cho biết: “Trong ngắn hạn, tâm lý nhà đầu tư có thể vẫn tiêu cực do bức tranh vĩ mô xấu đi và nhiều tín hiệu kinh tế kém lạc quan.”
Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, đã ghi nhận 25.353 ca nhiễm COVID-19 mới vào ngày 17/11, tăng so với 23.276 ca nhiễm mới một ngày trước đó.
Chuyên gia phân tích hàng hóa Vivek Dhar của Ngân hàng Commonwealth cho biết: “Các chính sách chống dịch tại thành phố Quảng Châu, miền nam Trung Quốc, nơi số ca nhiễm COVID‑19 đã tăng đáng kể, là thông tin cần được chú ý trong thời gian tới.”
Bóng ma suy thoái đã thống trị trong tuần này ngay cả khi lệnh cấm của Liên minh Châu Âu đối với dầu thô của Nga có hiệu lực vào ngày 5 tháng 12 và OPEC+ đang thắt chặt nguồn cung.
Ấn Độ đang “say sưa” với than đá
Sản lượng điện từ than đá tại Ấn Độ đã tăng nhanh hơn nhiều so với bất kỳ quốc gia nào khác ở Châu Á Thái Bình Dương kể từ khi Nga tấn công vào Ukraine. Điều này cho thấy những thách thức về khí thải vẫn thực sự hiện hữu trước mắt khi mà Ấn Độ xếp thứ ba thế giới về phát thải khí nhà kính nếu muốn hướng tới trung hòa carbon.
Than cung cấp gần 3/4 sản lượng điện của Ấn Độ, nước này cũng đã trình bày chiến lược khử cacbon tại hội nghị COP27. Đây cũng là quốc gia cuối cùng trong số 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới thực hiện điều này.
Việc sử dụng than trên toàn cầu, kể cả trong sản xuất điện, đã tăng lên kể từ khi Nga tấn công vào Ukraine vào cuối tháng 2, khiến giá các loại nhiên liệu hóa thạch khác tăng cao, làm chậm lại nỗ lực chuyển đổi sang nhiên liệu sạch của toàn thế giới.
Tuy nhiên, dữ liệu từ chính phủ và các nhà phân tích cho thấy mức tăng sản lượng điện từ than của Ấn Độ đã vượt xa các nước khác trong khu vực.
Bộ năng lượng Ấn Độ hiện chưa đưa ra bình luận gì về vấn đề này. Khi được hỏi về việc sử dụng nhiều than, chính phủ Ấn Độ trước đây đã trích dẫn lượng khí thải bình quân đầu người thấp hơn so với các quốc gia giàu có hơn và sản lượng năng lượng tái tạo tăng mạnh.
Một phân tích khác cho thấy, sản lượng điện đốt than của Ấn Độ đã tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái từ tháng 3 đến tháng 10 lên 757,82 terawatt giờ, do nhu cầu điện tăng sau đợt nắng nóng và hoạt động kinh tế tăng trưởng. Chính phủ kỳ vọng sản lượng này sẽ tăng với tốc độ nhanh nhất trong ít nhất một thập kỷ trong năm tài chính hiện tại kết thúc vào tháng 3 năm 2023.
Một phân tích từ tổ chức tư vấn độc lập Ember cho thấy sản lượng đốt than tăng vọt của Ấn Độ trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 nhanh hơn 14 lần so với mức trung bình ở Châu Á Thái Bình Dương. Theo đó, làn sóng nhiệt và sự phục hồi kinh tế sau đại dịch đồng nghĩa với việc nhu cầu điện nói chung tăng nhanh gấp đôi so với phần còn lại của khu vực.
Liên minh châu Âu là khu vực duy nhất có sản lượng điện đốt than tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn Ấn Độ, khi các quốc gia trong khu vực cố gắng giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung của Nga.
Ấn Độ cũng là nước lớn duy nhất ở châu Á, bên cạnh Nhật Bản, có lượng nhiệt điện than tăng lên trong tổng sản lượng điện (tính trong sáu tháng kể từ tháng Ba).
Ấn Độ muốn các nước đồng thuận cắt giảm dần tất cả nhiên liệu hóa thạch tại hội nghị thượng đỉnh COP27, thay vì một thỏa thuận hạn chế hơn để giảm dần than như đã được thống nhất vào năm ngoái.
Hoa Nguyễn - Theo reuters.com
Tin liên quan
26 tháng 9 2024
IVY MARKETS - GIAO DỊCH TRÊN MỌI THỊ TRƯỜNG VỚI NỀN TẢNG ỔN ĐỊNH VÀ UY TÍN HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI
Sàn giao dịch
25 tháng 9 2024
JPPro : 5 Thói Quen Xấu Nhà Giao Dịch Nên Từ Bỏ
Thị trường
25 tháng 9 2024
Giá Vàng Lập Kỷ Lục Mới Khi Căng Thẳng Trung Đông Leo Thang
Thị trường
25 tháng 9 2024
Thị Trường Trí Tuệ Nhân Tạo Bùng Nổ: Dự Kiến Đạt 990 Tỷ USD Vào Năm 2027
Cảnh báo
24 tháng 9 2024
Cảnh Báo Quan Trọng Từ InfoFinance Về Sàn Giao Dịch Analystque
Sàn giao dịch
24 tháng 9 2024
InfoFinance chia sẻ những điều cần lưu ý trước khi đầu tư tài chính online
Thị trường
24 tháng 9 2024