Share
Trang chủ
Tin tức
Thị trường tiền số tăng nhẹ; trader vẫn lo ngại về kinh tế vĩ mô
Thị trường tiền số tăng nhẹ; trader vẫn lo ngại về kinh tế vĩ mô
16 tháng 6 2023・ 09:49
Một ngày sau khi rơi vào tình trạng bán tháo, khiến Bitcoin giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng, thị trường tiền số đã phần nào phục hồi trở lại. Tuy nhiên, tâm lý lo lắng của các nhà đầu tư tiền điện tử về nền kinh tế cũng như các chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ đã khiến Bitcoin và hầu hết các altcoin lớn vẫn trong tình trạng ảm đạm, đồng thời khiến stablecoin USDT của Tether mất chốt 1 USD.
Tại thời điểm viết bài, Bitcoin (BTC) đang giao dịch ở mức 25.515 USD, tăng 1,58% so với 24 giờ trước đó. Vào thứ Tư, BTC đã giảm xuống dưới ngưỡng 25.000 USD lần đầu tiên kể từ giữa tháng 3, khi các thị trường phản ứng trước những lời bình luận về chính sách diều hâu tiền tệ từ Cục Dự trữ Liên bang (FED), ngay cả khi ngân hàng trung ương quyết định tạm dừng tăng lãi suất lần đầu tiên sau 14 tháng.
Ether (ETH) cũng tăng 0,69% trong cùng kỳ lên 1.664 USD. Tương tự như BTC, ETH đã chạm mức thấp nhất trong ba tháng vào thứ Tư. Trong số các loại tiền điện tử có vốn hóa thị trường lớn khác, MATIC ghi nhận mức giảm hơn 5%. Đây là một trong 19 đồng tiền số bị Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) phân loại là chứng khoán trong vụ kiện chống lại Binace và Coinbase.
Hiệu suất thị trường tiền số hàng ngày. Nguồn: Coin360
Trong khi đó, stablecoin USDT của Tether đã mất chốt 1 USD vào đầu ngày thứ Năm (15/6) trong bối cảnh các nhà đầu tư ồ ạt bán tháo trên các pool Uniswap và Curve. Theo dữ liệu của CoinMarketCap, USDT đã giảm xuống mức thấp nhất là 0,9968 USD trước khi phục hồi trở lại ở mức 0,999 USD tại thời điểm viết bài.
“Đây là một khoảng thời gian rất căng thẳng, với rất nhiều lo ngại về quy định hiện đang dẫn tới những lo ngại về Tether,” Riyad Carey, nhà phân tích nghiên cứu tại công ty cung cấp dữ liệu tài sản kỹ thuật số Kaiko, cho biết. “Việc USDT mất chốt đã khiến thị trường náo loạn nghiêm trọng, vì tỷ lệ thống trị của nó đã tăng lên đáng kể trong vài tháng qua.”
Cũng theo ông Carey, đây là một hậu quả khác của việc thanh khoản thị trường sụt giảm khi nguyên nhân chính dẫn tới việc USDT mất chốt là do dòng tiền khổng lồ bị chảy ra khỏi Curve 3Pool.
Trái ngược với thị trường tiền số, thị trường chứng khoán đã tăng điểm trong ngày 15/6 khi các nhà đầu tư phản ứng tích cực với các dữ liệu kinh tế đáng khích lệ, bao gồm báo cáo bán lẻ tháng 5. Dữ liệu góp phần xoa dịu những lo ngại rằng kinh tế Mỹ đang nhanh chóng hướng tới một cuộc suy thoái. Khép phiên, chỉ số Nasdaq Composite và S&P 500 lần lượt tăng 1,1% và 1,3%.
Trong một email gửi tới CoinDesk, Vineeth Bhuvanagiri, giám đốc điều hành của EMURGO Fintech, một tổ chức sáng lập của chuỗi khối Cardano, đã viết rằng sự suy giảm của Bitcoin hiện tại là điều đã được dự kiến.
“Xét cho cùng, kể từ tháng 10 năm ngoái, chúng ta đã thấy BTC và các đồng tiền lớn khác đạt được mức tăng khổng lồ sau các vụ sụp đổ lớn hồi đầu và giữa năm,” Bhuvanagiri cho biết. “Giá BTC hiện đang giao dịch trong phạm được giới hạn bởi mức thấp nhất của tháng 10 và mức cao nhất của tháng 4 năm ngoái.”
Bhuvanagiri đã so sánh môi trường thị trường hiện tại với năm 2019. “Hồi đó, BTC đã liên tục dao động trong một phạm vi nhất định. Nhà đầu tư cũng liên tục trải qua các tâm trạng từ hưng phấn tới thất vọng hết lần này đến lần khác. Sau đó, mùa hè DeFi bắt đầu vào năm 2020 và mọi thứ đã thay đổi.”
Phân tích kỹ thuật BTC
Bitcoin đã đảo ngược một phần mức giảm 3,09% của thứ Tư khi tăng 1,85% vào thứ Năm, kết thúc ngày ở mức 25.611 USD.
BTC cần tránh giảm xuống dưới điểm xoay Pivot tại 25.401 USD để nhắm mục tiêu tới Mức kháng cự chính đầu tiên (R1) ở mức 25.976 USD và sau đó là mức 26.000 USD. Việc vượt qua mức cao ngày thứ Năm là 25.766 USD sẽ báo hiệu một phiên tăng giá kéo dài. Các tin tức tích cực về tiền điện tử và các chỉ số kinh tế của Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ một đợt tăng giá kéo dài.
Trong trường hợp này, BTC có thể sẽ kiểm tra Mức kháng cự chính thứ hai (R2) ở mức 26.342 USD và mức kháng cự 26.500 USD. Mức kháng cự chính thứ ba (R3) nằm ở mức 27.283 USD.
Trong trường hợp giảm xuống dưới điểm xoay Pivot nói trên, BTC sẽ có xu hướng tiến về gần Mức hỗ trợ chính đầu tiên (S1) ở mức 25.035 USD. Tuy nhiên, ngoại trừ việc thị trường xảy ra bán tháo, BTC nên tránh giảm xuống dưới ngưỡng 24.000 USD. Mức hỗ trợ chính thứ hai (S2) ở mức 24.460 USD sẽ hạn chế đà giảm. Mức hỗ trợ chính thứ ba (S3) nằm ở mức 23.519 USD.
Biểu đồ hàng giờ BTC/USD
Các đường EMA và biểu đồ nến 4 giờ cho tín hiệu giảm giá. Giá BTC hiện nằm dưới đường EMA 50 ngày (tại 25.912 USD). Đường EMA 50 ngày thu hẹp khoảng cách với đường EMA 100 ngày, và đường EMA 100 ngày có xu hướng hội tụ với đường EMA 200 ngày, gửi tín hiệu giảm giá.
Việc di chuyển qua đường EMA 50 ngày (tại 25.912 USD) và mức R1 (tại 25.976 USD) sẽ giúp phe bò đẩy giá lên đường EMA 100 ngày (tại 26.267 USD) và mức R2 (tại 26.342 USD). Tuy nhiên, việc không di chuyển qua đường EMA 50 ngày (tại 25.912 USD) sẽ khiến mức S1 (tại 25.035 USD) và các mức dưới 25.000 USD lọt vào tầm ngắm. Việc di chuyển qua đường EMA 50 ngày sẽ gửi tín hiệu tăng giá.
Biểu đồ 4 giờ BTC/USD
Đỗ Hiền - Theo coindesk.com
Tin liên quan
06 tháng 12 2024
CHIA SẺ TỪ NHÀ ĐẦU TƯ: RỦI RO KHI GIAO DỊCH TẠI SÀN TRADE4YOU
14 tháng 11 2024
Cảnh báo: Cân nhắc trước khi đầu tư vào Sàn giao dịch HFM
12 tháng 11 2024
Bùng Nổ Khuyến Mãi Tháng 11 từ MH Markets: Tiền Thưởng Giao Dịch, Hoàn Tiền Cực Hấp Dẫn và Quà Tặng Công Nghệ Đỉnh Cao!
07 tháng 11 2024
MH Markets: Lựa Chọn Uy Tín cho Nhà Đầu Tư Ngoại Hối và Vàng
01 tháng 11 2024
ĐỘI NGŨ IB SÀN GFS CÓ ĐÁNG TIN?
28 tháng 10 2024