logo
Share

Trang chủ

Tin tức

Kinh tế thế giới ngày 13/1/2023

Kinh tế thế giới ngày 13/1/2023

13 tháng 1 2023・ 07:45

IMF sẽ không hạ dự báo tăng trưởng 2023 của thế giới, động lực từ ổn định giá dầu và thị trường lao động vẫn mạnh mẽ. Đó là khẳng định của Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva.

IMF dự kiến giữ nguyên dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023

8.1.jfif

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết IMF dự kiến sẽ không hạ dự báo mức tăng trưởng 2,7% cho năm 2023, với lí do những lo ngại về việc giá dầu tăng đột biến đã không xảy ra và thị trường lao động vẫn mạnh.

Theo bà Kristalina Georgieva, năm 2023 sẽ là “một năm khó khăn” nữa của kinh tế toàn cầu và lạm phát vẫn ở mức cao, nhưng bà cho rằng năm nay sẽ không có những đợt hạ dự báo liên tiếp như năm 2022, trừ khi có những diễn biến bất ngờ.

Trả lời phóng viên tại trụ sở của IMF tại Washington cho biết tăng trưởng tiếp tục chậm lại trong năm 2023. Phần tích cực của bức tranh là khả năng phục hồi của thị trường lao động. Miễn là hoạt động tuyển dụng vẫn diễn ra, thì ngay cả khi giá cả cao, mọi người vẫn chi tiêu.

Bà Georgieva cho biết IMF dự kiến sự sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ “chạm đáy” và chuyển biến tốt hơn vào cuối năm 2023 và sang năm 2024.

Bà Georgieva cho biết thêm có nhiều hy vọng rằng Trung Quốc, trước đây đóng góp khoảng 35% đến 40% tăng trưởng toàn cầu nhưng đã có kết quả "đáng thất vọng" trong năm 2022, sẽ một lần nữa đóng góp vào tăng trưởng toàn cầu, có thể là từ giữa năm 2023.

Tuy nhiên, điều đó phụ thuộc vào việc Bắc Kinh không thay đổi hướng đi và bám sát kế hoạch đảo ngược các chính sách zero COVID.

Trong khi đó Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, có thể sẽ hạ cánh nhẹ và sẽ chỉ bị sụt giảm nhẹ nếu rơi vào suy thoái kỹ thuật. Tuy nhiên, bà Georgieva cho biết những bất ổn lớn vẫn còn, bao gồm một sự kiện khí hậu quan trọng, một cuộc tấn công mạng lớn hoặc nguy cơ leo thang trong căng thẳng Nga-Ukraine. 

Ngoài ra, lạm phát vẫn “dai dẳng” và các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục gây sức ép để ổn định giá cả.

Đồng yen tăng giá mạnh nhất trong 7 tháng qua so với đồng USD

Trong phiên giao dịch sáng 13/1, đồng yen đã tăng giá mạnh nhất trong vòng 7 tháng qua so với đồng bạc xanh của Mỹ sau khi các số liệu mà các cơ quan chức năng Mỹ mới công bố cho thấy lạm phát ở nước này đã hạ nhiệt.

Vào lúc 9 giờ sáng tại thị trường Tokyo, tỷ giá giữa hai đồng tiền được niêm yết ở mức 129,20-23 yen/USD, giảm nhẹ so với mức giá 129,25-35 yen/USD trên thị trường New York và 131,60-61 yen/USD trên thị trường Tokyo vào lúc 17 giờ chiều qua. Trước đó, tỷ giá giữa hai đồng tiền trên thị trường New York đã có lúc giảm xuống còn 128,85 yen/USD.

Không chỉ tăng giá so với đồng USD, đồng yen còn tăng giá so với đồng euro. Tỷ giá giữa hai đồng tiền này trên thị trường Tokyo là 140,29-36 yen/euro, giảm mạnh so với mức 141,63-67 yen/euro vào lúc đóng cửa chiều qua.

Phản ứng trước sự tăng giá của đồng yen, cổ phiếu của một số công ty xuất khẩu chủ chốt trên thị trường chứng khoán Tokyo đã giảm giá. Sau 15 phút giao dịch đầu tiên, chỉ số Nikkei-225 giảm 0,5% so với mức đóng cửa phiên giao trước, xuống 26.317,70 điểm.

Goldman Sachs bắt đầu cắt giảm lao động để tiết kiệm chi phí

8.2.jfif

Goldman Sachs đã bắt đầu sa thải nhân viên vào ngày 11/1, trong nỗ lực cắt giảm chi phí, với 1/3 số lao động bị ảnh hưởng là thuộc bộ phận ngân hàng đầu tư và các thị trường toàn cầu.

Đợt cắt giảm nhân sự của Goldman Sachs được cho là sẽ dẫn tới sự sụt giảm mạnh nhất đối với lực lượng lao động của ngân hàng trên phố Wall này kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Những ảnh hưởng chủ yếu có thể là với các bộ phận quan trọng, trong đó chi nhánh ngân hàng đầu tư có thể có nhiều lao động bị cắt giảm nhất.

Theo thông báo, Goldman Sachs muốn tìm kiếm các cơ hội phát triển trong môi trường kinh tế vĩ mô nhiều thách thức. 

Lần cắt giảm lao động mới sẽ nhất đưa lực lượng lao động của Goldman Sachs giảm 6% so với con số 49.100 người tính đến cuối quý III/2022. 

Lực lượng lao động của ngân hàng tăng thêm trên 10.000 người kể từ khi bùng phát dịch, do các thị trường bùng nổ. 

Cắt giảm lao động là thực trạng chung của ngành ngân hàng khi kinh tế toàn cầu đứng trước nguy cơ suy thoái. Nhiều ngân hàng đang trong quá trình cắt giảm ít nhất 5.000 lao động.

Cùng với 3.000 lao động của Goldman bị cắt giảm, Morgan Stanley đã cho nghỉ việc khoảng 2% lực lượng lao động, tương đương với 1.600 người. Trong khi đó, HSBC sẽ sa thải ít nhất 200 người.

Chủ tịch công ty tuyển dụng Alliance Consulting trên phố Wall, Paul Sorbera, cho rằng 2022 là một năm thách thức với nhiều hoạt động như tín dụng, chứng khoán và ngân hàng đầu tư. 

Các tập đoàn ngân hàng của Mỹ tuần này được cho là sẽ báo cáo lợi nhuận giảm.

Lợi nhuận ròng của Goldman Sachs được dự báo đạt 2,16 tỷ USD trong quý IV/2022, giảm 45% so với mức 3,94 tỷ USD của cùng kỳ năm 2021.

Starbucks thay đổi kế hoạch làm việc tại nhà của nhân viên

Chuỗi cửa hàng cà phê Starbucks Corp (SBUX.O) vừa cho biết, nhân viên trung tâm hỗ trợ tại Mỹ của họ phải làm việc tại văn phòng ít nhất ba ngày một tuần, so với cam kết trước đó là ít nhất một ngày mỗi tuần.

Có hiệu lực từ ngày 30/1, các nhân viên của Starbucks sẽ đến làm việc vào các ngày thứ Ba, thứ Tư và một ngày nữa trong tuần, điều sẽ do lãnh đạo và nhóm cùng quyết định. Trong hai ngày còn lại họ sẽ được tự do làm việc ở bất cứ đâu, công ty cho biết.

Việc thay đổi chính sách cũng áp dụng cho các đối tác hỗ trợ tại khu vực. Theo Starbucks, đối với nhân viên khu vực, ngày thứ ba sẽ là ngày mà tất cả các đối tác đều làm việc ở trong văn phòng cùng nhau.

Theo Vương Linh tổng hợp

logo
Tất cả thông tin trên trang web của chúng tôi mang tính chất tham khảo tổng hợp, nhà đầu tư cần cân nhắc và tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi đầu tư của mình. Info Finance không chịu trách nhiệm về bất kỳ hành động nào của nhà đầu tư.
Chúng tôi hân hạnh hợp tác cùng
Hình ảnhHình ảnhHình ảnh

Social Media:

icon
icon
icon
icon
icon

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Hỗ trợ giải đáp/Tư vấn cho trader:

CS@infofx.vn

Hotline/Zalo/Telegram:

0904 096 829 / 093 1085 659