logo
Share

Trang chủ

Tin tức

Tổng quan về bán non

Tổng quan về bán non

31 tháng 10 2022・ 02:02

Bán non là gì?

Bán non là một tình huống bất thường khiến giá cổ phiếu hoặc chứng khoán có thể giao dịch khác tăng nhanh chóng. Để bán non xảy ra, khối lượng bán khống phải cao hơn mức bình thường đối với một cổ phiếu. Bán non bắt đầu khi giá tăng cao hơn một cách bất ngờ. Điều kiện này diễn ra như một thước đo quan trọng cho thấy những người bán khống cùng lúc quyết định cắt lỗ và thoát khỏi vị thế của họ.

Các ý chính

  • Bán non sẽ đẩy giá cổ phiếu tăng lên khi những người bán khống cắt lỗ.
  • Các nhà đầu tư phe đối lập cố gắng dự đoán một đợt bán non và mua các cổ phiếu có khối lượng bán khống lớn.
  • Cả người bán khống lẫn nhà đầu tư phe đối lập đều thực hiện các động thái rủi ro. Nhà đầu tư khôn ngoan có thêm lý do để bán khống hoặc mua cổ phiếu đó.
1, - Copy.jpg

Hiểu về Bán non

Khi một cổ phiếu bán khống đột ngột tăng giá, những người bán khống có thể phải hành động nhanh để hạn chế thua lỗ. Người bán khống vay cổ phiếu mà họ tin rằng sẽ giảm giá trong tương lai để họ có thể mua vào khi giá của các cổ phiếu này sụt giảm. Nếu đúng, họ hoàn trả cổ phiếu và bỏ túi phần chênh lệch giá bán khống và giá mua lại cổ phiếu để đóng vị thế bán. Nếu sai, họ buộc phải mua với giá cao hơn và trả phần chênh lệch giá họ đặt và giá bán.

Bởi vì những người bán khống thoát khỏi vị thế của họ bằng các lệnh mua, việc thoát ra này sẽ đẩy giá lên cao hơn. Việc giá tiếp tục tăng nhanh chóng cũng thu hút người mua đến với chứng khoán. Sự kết hợp giữa những người mua mới và những người bán khống đang hoảng loạn tạo ra một đợt tăng giá nhanh chóng có thể gây choáng ngợp và chưa từng có.

Quan trọng: Sự rút chạy của những người bán khống và tác động của hành động đó đến giá cổ phiếu được gọi là bán non. Những người bán khống bị ép phải ra khỏi vị thế của họ, thường tại các mức giá thua lỗ.

Những người bán khống sẽ không mua cổ phiếu mà họ cho rằng được thị trường định giá quá cao. Ví dụ, Tesla đã chiếm được cảm tình của nhiều nhà đầu tư với cách tiếp cận sáng tạo trong sản xuất và tiếp thị xe điện. Các nhà đầu tư đặt cược rất nhiều vào tiềm năng của nó, còn những người bán khống đặt cược rất nhiều vào sự thất bại của công ty. Vào đầu năm 2020, Tesla là cổ phiếu được bán khống nhiều nhất trên các sàn giao dịch của Mỹ, với hơn 18% cổ phiếu đang lưu hành nằm trong các vị thế bán khống.

Từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020, cổ phiếu Tesla đã tăng 400%. Những người bán khống mất tổng cộng khoảng 8 tỷ USD. Đầu tháng 3/2020, cổ phiếu của Tesla cuối cùng đã giảm cùng với hầu hết các công ty khác khi thị trường suy thoái. Những người bán khống đã kiếm được khoảng 50 tỷ USD qua đợt bán tháo chỉ trong vài ngày.

Tại sao Bán non lại xảy ra

Như đã nêu trên, những người bán khống mở vị thế đối với những cổ phiếu mà họ tin rằng sẽ giảm giá. Tuy nhiên, một tin tức tích cực, một thông báo về sản phẩm hoặc một đánh giá thu nhập kích thích sự quan tâm của người mua có thể lật ngược điều này.

Sự thay đổi vận may của cổ phiếu có thể chỉ là tạm thời. Nhưng nếu không, người bán khống có thể đối mặt với khoản lỗ khi các vị thế của họ sắp đến ngày đáo hạn. Họ thường chọn bán ra ngay lập tức ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc lỗ nặng.

18%

Là tỷ lệ cổ phiếu Tesla đại diện cho khối lượng bán khống vào cuối năm 2019. Giá cổ phiếu của nó tăng gấp bốn lần và những người bán khống mất hàng tỷ USD.

Đó là lúc mà bán non xuất hiện. Mỗi giao dịch mua của một người bán khống sẽ làm giá cao hơn, buộc một người bán khống khác phải mua vào.

Cân nhắc đặc biệt

Khi xác định các cổ phiếu có nguy cơ bị bán non, hai biện pháp hữu ích là xem xét khối lượng bán khống và tỷ lệ bán khống. Khối lượng bán khống là tổng số cổ phiếu được bán khống chia cho tổng số cổ phiếu đang lưu hành. 

Khối lượng bán khống 18% của Tesla là cực kỳ cao. Tỷ lệ bán khống là tổng số cổ phiếu bán khống chia cho khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày của cổ phiếu. Cổ phiếu đầu cơ có xu hướng có khối lượng bán khống cao hơn so với các công ty ổn định hơn.

Theo dõi khối lượng bán khống có thể cho bạn biết liệu tâm lý của nhà đầu tư về một công ty có thay đổi hay không. Ví dụ: nếu một cổ phiếu thường có khối lượng bán khống từ 15% đến 30%, thì việc di chuyển trên hoặc dưới phạm vi đó có thể báo hiệu các nhà đầu tư đã thay đổi quan điểm của họ về công ty. Ít cổ phiếu bán khống hơn có thể có nghĩa là giá đã tăng quá cao quá nhanh hoặc những người bán khống đang rời bỏ cổ phiếu vì nó đã trở nên quá ổn định.

Quan trọng: Một tin tức tích cực, thông báo sản phẩm hoặc đánh giá thu nhập kích thích sự quan tâm của người mua có thể đánh bại vị thế bán.

Sự gia tăng khối lượng bán khống trên mức bình thường cho thấy khoản đầu tư sụt giá. Nhưng số liệu quá cao có thể là dấu hiệu của một đợt bán non sắp tới, có thể buộc giá cao hơn.

Đặt cược vào một đợt Bán non

Các nhà đầu tư trái ngược có thể mua cổ phiếu với khối lượng bán khống lớn để khai thác tiềm năng bán non. Giá cổ phiếu tăng nhanh là điều hấp dẫn, nhưng không phải là không có rủi ro. Cổ phiếu có thể bị bán khống nhiều vì lý do chính đáng, chẳng hạn như triển vọng tương lai ảm đạm.

Các nhà giao dịch tích cực sẽ theo dõi các cổ phiếu bị bán khống cao và để ý xem chúng có bắt đầu tăng hay không. Nếu giá bắt đầu đà tăng, nhà giao dịch sẽ nhảy vào mua, cố gắng nắm bắt một đợt bán non.

Rủi ro khi giao dịch bán non

Có rất nhiều ví dụ về cổ phiếu tăng cao hơn sau khi chúng có một khối lượng bán khống lớn. Nhưng cũng có nhiều cổ phiếu bị bán khống mạnh sau đó tiếp tục giảm giá.

Khối lượng bán khống lớn không có nghĩa là giá sẽ tăng. Nó có nghĩa là nhiều người tin rằng giá sẽ giảm. Bất kỳ ai mua với hy vọng bán non nên có các lý do khác (và tốt hơn) để nghĩ rằng giá cổ phiếu sẽ tăng cao hơn.

Bán khống không bảo chứng so với Bán non

Bán khống không bảo chứng là bán khống một cổ phiếu mà không cần mượn tài sản đó từ người khác. Thực tiễn bán khống cổ phiếu chưa được xác định chắc chắn vẫn tồn tại. Theo Ủy ban Giao dịch Chứng khoán (SEC), bán khống không bảo chứng là bất hợp pháp. Chiến thuật bán khống không bảo chứng có rủi ro cao nhưng cũng mang lại phần thưởng cao.

Bán khống không bảo chứng vẫn xảy ra do sự khác biệt còn tồn tại giữa giao dịch điện tử và gia dịch giấy. Bán khống không bảo chứng có thể làm trầm trọng thêm các đợt bán non bằng cách cho phép bán khống bổ sung. Bán khống không bảo chứng được cho là giúp cân bằng thị trường. Có nghĩa là, bán khống không bảo chứng có thể buộc giảm giá, dẫn đến một số đợt bán cổ phiếu để cắt lỗ, cho phép thị trường tìm lại sự cân bằng một cách hiệu quả.

Ví dụ về bán non

Hãy xem xét một công ty công nghệ sinh học giả định, Medicom, có một loại thuốc trong các thử nghiệm lâm sàng tiên tiến.

Các nhà đầu tư hoài nghi về việc liệu loại thuốc này có thực sự có tác dụng hay không. Kết quả là, khối lượng bán khống lớn. Trên thực tế, 5 triệu cổ phiếu Medicom đã bị bán khống trong số 25 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Điều đó có nghĩa là khối lượng bán khống trong Medicom là 20% và với khối lượng giao dịch hàng ngày trung bình là 1 triệu cổ phiếu, tỷ lệ bán khống là 5. Tỷ lệ bán khống, còn được gọi là số ngày mua lại, có nghĩa là người bán khống sẽ mất 5 ngày để mua lại tất cả cổ phiếu Medicom đã bán khống.

Giả sử khối lượng bán khống quá lớn, Medicom đã giảm từ 15 USD vài tháng trước xuống còn 5 USD. Sau đó, tin tức xuất hiện rằng thuốc của Medicom tác dụng tốt hơn mong đợi. Cổ phiếu của Medicom tăng lên 9 USD, vì các nhà đầu cơ mua cổ phiếu và những người bán khống tranh giành để bảo đảm vị thế bán khống của họ.

Tất cả những người bán khống cổ phiếu trong khoảng từ 9 USD đến 5 USD hiện đang ở trong tình thế thua lỗ. Những người bán khống gần 5 USD phải đối mặt với khoản lỗ lớn nhất và sẽ điên cuồng tìm cách thoát ra vì họ đang mất 80% số tiền đầu tư của mình.

Cổ phiếu mở cửa ở mức 9 USD, sẽ tiếp tục tăng trong vài ngày tới khi tình trạng bán khống tiếp tục để bảo đảm vị thế của nhà đầu tư và giá tăng cùng những tin tức tích cực thu hút người mua mới.

Sự kiện bán non cổ phiếu GameStop

GameStop đã trở thành mục tiêu của những người bán khống khi sự cạnh tranh gia tăng và lưu lượng khách hàng tại các trung tâm mua sắm suy giảm. Khối lượng bán khống đã tăng lên hơn 100% số cổ phiếu đang lưu hành. Sau đó, cổ phiếu công ty tăng giá - có thể trở lại có lãi trong vài năm - bắt đầu vào đầu năm 2021. Trường hợp tăng giá cũng được giới thiệu trên Reddit. Ngoài ra, các nhà đầu tư lớn, chẳng hạn như Scion Asset Management’s Michael Burry và người đồng sáng lập Chewy, Ryan Cohen, cũng giữ vị thế mua.

Từ đó, hiệu ứng quả cầu tuyết của việc các nhà đầu tư nhỏ lẻ mua cổ phiếu và quyền chọn mua bắt đầu xuất hiện. Hiện tượng tăng giá đã hất cẳng một số người bán khống và thu hút nhiều nhà đầu tư tên tuổi lớn và nhân vật đại chúng, chẳng hạn như Elon Musk và nhà đầu tư mạo hiểm Chamath Palihapitiya.

Giá cổ phiếu của GameStop tăng cao vì các đợt bán non khi các quỹ phòng hộ lớn buộc phải bán để cắt lỗ. Giá cổ phiếu tăng từ dưới 5 USD/cổ phiếu lên 325 USD (tính đến tháng 1/2021) trong vòng chưa đầy sáu tháng. Cổ phiếu hiện giao dịch ở mức 183,28 USD/cổ phiếu.

Số ngày mua lại là gì và có hữu ích cho việc xác định các mục tiêu bán non không?

Số ngày mua lại, còn được gọi là tỷ lệ bán khống, được tính bằng cách lấy tổng số cổ phiếu bán khống của một cổ phiếu và chia số đó cho khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày của cổ phiếu. Ví dụ: nếu một cổ phiếu có 1 triệu cổ phiếu bị bán khống và khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày là 100.000 cổ phiếu, thì số ngày mua lại sẽ là 10 ngày. Nghĩa là, người bán khống sẽ mất 10 ngày để mua toàn bộ vị thế bán của họ dựa trên khối lượng cổ phiếu được giao dịch trung bình hàng ngày. Nói chung, số ngày mua lại của cổ phiếu càng cao, thì cổ phiếu càng dễ bị bán non. Nếu số ngày mua lại cổ phiếu A và cổ phiếu B lần lượt là 2 ngày và 20 ngày, cổ phiếu B có thể dễ bị tổn thất hơn khi trở thành mục tiêu bán non.

Ai thua lỗ và ai được lợi khi bán non?

Các nhà đầu cơ và nhà giao dịch có các vị thế bán khống sẽ phải đối mặt với tổn thất nặng nề nếu cổ phiếu đó trải qua một đợt bán non. Các nhà đầu tư ở phe đối nghịch, những người đã xây dựng các vị thế mua với dự đoán về một đợt bán non sẽ được hưởng lợi khi giá cổ phiếu tăng lên.

Hậu Dương - theo investopedia.com

logo
Tất cả thông tin trên trang web của chúng tôi mang tính chất tham khảo tổng hợp, nhà đầu tư cần cân nhắc và tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi đầu tư của mình. Info Finance không chịu trách nhiệm về bất kỳ hành động nào của nhà đầu tư.
Chúng tôi hân hạnh hợp tác cùng
Hình ảnhHình ảnhHình ảnh

Social Media:

icon
icon
icon
icon
icon

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Hỗ trợ giải đáp/Tư vấn cho trader:

CS@infofx.vn

Hotline/Zalo/Telegram:

0904 096 829 / 093 1085 659